Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Lạm phát toàn cầu giảm mạnh

Lạm phát toàn cầu giảm mạnh

Nguyên nhân chính là sự giảm giá của lương thực, thực phẩm.
>>thông tin habubank nợ nần là sai lệch

Ngân hàng thế giới (World Bank) vừa công bố báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu nửa năm 2012 trong đó có các thông tin về lạm phát của các nền kinh tế trên toàn thế giới. Theo đó, lạm phát trên toàn thế giới giảm mạnh trong nửa cuối năm 2011 và đầu 2012.

Ở các nước phát triển, mức giảm lạm phát không nhiều, từ 2,7% xuống còn 2,5% cùng kỳ. Còn tại các nước đang phát triển, lạm phát giảm mạnh xuống còn 5% trong 3 tháng đầu năm 2012 từ mức trung bình 7,2% của năm 2011. Việc giá lương thực, thực phẩm giảm là yếu tố chính dẫn đến giảm lạm phát ở các quốc gia này. Ngoài ra, tại thị trường mới nổi, mức giảm của lạm phát còn được phản ánh bởi sự ổn định của giá dầu cùng với giá trị các đồng tiền không có nhiều biến động.
Lam phát trong khu vực Đông Á và châu Á – Thái Bình Dương giảm mạnh từ đỉnh 8% cuối năm 2010 xuống chỉ còn 1,6% vào cuối tháng 4. Nguyên nhân chính là sự chậm lại của lạm phát ở Trung Quốc.
Trong nhóm 4 nước ASEAN, lạm phát giảm nhẹ từ 5% xuống còn 3,5% trong quý I năm nay với giá lương thực ổn định và tỷ giá hối đoái tăng nhẹ. Một trường hợp ngoại lệ là Indonesia khi tăng trưởng kinh tế trong nước mạnh mẽ đã khiến lạm phát mạnh.
habubank hết nợ nần
Lạm phát trên thế giới có xu hướng giảm mạnh. Ảnh minh họa
Lạm phát ở châu Âu và Trung Á giảm xuống còn 3,1%, thể hiện sự hồi phục của Nga, Ukraina và một vài quốc gia Trung Á khác sau vụ hạn hán nặng nề năm 2010. Tuy nhiên, lạm phát chung ở khu vực Mỹ Latinh đã tăng lên.
Lạm phát khu vực Nam Á đã giảm đáng kể với những tiến bộ từ Ấn Độ. Đầu năm 2010, lạm phát ở khu vực này cao ở mức 18% thì đến tháng 3, mức này chỉ còn 9%. Tại khu vực tiểu vùng Sahara châu Phi, tình hình lạm phát ở Nam Phi đã giảm xuống còn 5% vào tháng 4. Tuy vậy, lạm phát ở các nước còn lại vẫn là 14,2% do thời tiết xấu và giá lương thực cao.
Giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu dầu có một sự khác biệt lớn trong tình hình lạm phát. Các nước xuất khẩu dầu đang sử dụng nguồn lực này để tăng đầu tư, chi tiêu của chính phủ và củng cố việc đáp ứng nhu cầu trong nước (như Ghana và Sierra Leon). Chỉ số CPI của nhóm nước này tăng tốc lên 17% vào đầu năm nay, từ mức 6,8% vào giữa năm trước đó. Cùng lúc đó, lạm phát ở các nước nhập khẩu dầu lại giảm từ 10% giàm xuống còn 7,2% nhờ giá dầu thời gian này khá cân bằng.
Mặc dù lạm phát giảm là xu hướng chung nhưng một vài quốc gia vẫn phải đối mặt với tình hình làm phát gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là phát triển quá nóng, tăng trưởng GDP cao hơn GDP tiềm năng tạo môi trường giúp cho các nhà cung cấp dễ dàng tăng giá như trong trường hợp của Argentina, Brazil, Ghana, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
(Theo Stox)

Chứng khoán Mỹ giảm hơn 1%

Chứng khoán Mỹ giảm hơn 1%

26/06/2012 | 07:30

Phố Wall giảm mạnh do lo ngại hội nghị thượng đỉnh EU sắp tới thất bại trong kiềm chế khủng hoảng.

>>thông tin habubank nợ nần là sai lệch

Kết thúc ngày giao dịch 25/6, chỉ số Standard & Poor 500 giảm 21,3 điểm, tương đương 1,6% xuống 1.313,72 điểm.

habubank hết nợ nần
Chỉ số Dow Jones giảm 138,12 điểm, tương đương 1,1%, xuống 12.502,66 điểm.
Chỉ số Nasdaq Composite giảm 56,26 điểm, tương đương 2% xuống 2.836,16 điểm.
Khoảng 5,9 tỷ cổ phiếu được trao tay trong phiên ngày 25/6, thấp hơn 13% so với trung bình 3 tháng.
Cả 10 nhóm cổ phiếu của S&P 500 giảm điểm, trong đó cổ phiếu công nghệ, tài chính và năng lượng giảm 1,8%.
Chứng khoán giảm điểm sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp tục phản đối trái phiếu chung (eurobond) theo cơ chế chia sẻ gánh nặng nợ giữa các nước trong khu vực. Điều này được cho là sẽ đặt Đức trong tình thế xung đột với một số đồng minh trong Hội nghị thượng đỉnh liên minh châu Âu diễn ra vào ngày 28-29/6.
Các nhà đầu tư cũng lo ngại rằng, hội nghị thượng đỉnh sắp tới có thể thất bại trong việc đối phó với khủng hoảng châu Âu, và nguy cơ khiến thu nhập của người dân Mỹ suy giảm lần đầu tiên kể từ năm 2009.
(Theo DVT)

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Những công ty điều chỉnh giảm cổ tức

Những công ty điều chỉnh giảm cổ tức

Hạ tỷ lệ chi trả, hoãn thời gian thanh toán, thậm chí không chia cổ tức là tình trạng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp năm nay.

>>PTL lùi thời hạn trả cổ tức vì tồn kho lớn

>>Thông tin Habubank nợ nần là không chính xác
Nhiều công ty niêm yết đã đặt kế hoạch chi trả cổ tức cho cổ đông nhưng do tình hình kinh doanh gặp nhiều biến động nên đã phải điều chỉnh tỷ lệ này. Những công ty đã điều chỉnh giảm cổ tức trong năm 2011 như LCG, PTL, CSG, ITA, VCR…
habubank hết nợ nần
Đặc biệt, Licogi 16 (mã LCG) đã gây ra nhiều chú ý của các nhà đầu tư trong mùa Đại hội đồng cổ đông năm 2012 vừa qua khi bất ngờ thay đổi nội dung của các tờ trình về kế hoạch kinh doanh và phương án phân phối lợi nhuận.
Cụ thể, theo tờ trình được công bố trước ngày diễn ra đại hội, LCG sẽ chia cổ tức cho các cổ đông năm 2011 theo tỷ lệ 15%, trong đó 5% bằng tiền và 10% bằng cổ phiếu và tỷ lệ cổ tức năm 2012 là 12%. Tuy nhiên, các cổ đông của LCG phải gánh khoản thuế hơn 66 tỷ đồng từ 2007-2008 nên cổ tức năm 2011 bị điều chỉnh giảm xuống còn 5%.
Không chỉ có LCG, các cổ đông của Petroland (mã PTL) cũng nhận được một bất ngờ lớn khi lợi nhuận sau kiểm toán 2011 tăng hơn gấp đôi từ 48.5 tỷ đồng lên 128 tỷ đồng vì điều chỉnh chính sách ghi nhận doanh thu, trong khi điều chỉnh giảm lợi nhuận 2010 từ 156,8 tỷ đồng xuống vỏn vẹn còn 0,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Quỹ lợi nhuận chưa phân phối năm 2011 có giá trị bằng 0, do ảnh hưởng của chính sách hồi tố, công ty đã hạch toán các quỹ và chia cổ tức của năm 2010 và tạm ứng cổ tức năm 2011 với tỷ lệ bằng 4%.
Do vậy, tỷ lệ chia cổ tức của PTL đã bị giảm từ 18% xuống còn 4%. Hiện PTL vẫn chưa thể chi trả cổ tức 2011 như kế hoạch (20/6) do chưa thu xếp được tiền và thông báo “ngâm” cổ tức thêm 3 tháng.
Trong mùa đại hội năm 2012, Cáp Sài Gòn (mã CSG) cũng gây chấn động dư luận bởi các mâu thuẫn trong nội bộ HĐQT và cổ đông lớn về việc giải thể hay không giải thể công ty. Với kết quả đạt được trong năm 2011, CSG ghi nhận doanh thu 277,2 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 12,4 tỷ đồng, đạt 31% so với kế hoạch đề ra. CSG đã quyết định điều chỉnh giảm tỷ lệ cổ tức từ 15% xuống còn 3,5% và giảm vốn điều lệ của công ty xuống còn hơn 53 tỷ đồng.
Cũng nằm trong danh sách các công ty có kết quả kinh doanh không đạt kế hoạch đề ra, Công ty cổ phần Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo (mã ITA) đã quyết định giảm tỷ lệ cổ tức và cổ phiếu thưởng từ 50% xuống còn 30% trong năm 2011. Cụ thể, theo Nghị quyết ĐHĐCĐ vừa qua, doanh thu thuần 2011 của ITA đạt hơn 508 tỷ đồng, chỉ bằng 17% so với năm 2010. Lợi nhuận trước thuế 89,8 tỷ đồng, bằng 11% so với năm trước.
Công ty cổ phần Minh Hữu Liên (mã MHL) và Công ty cổ phần Đầu tư & Phát triển Du lịch Vinaconex (VCR) cũng không thể chi trả cổ tức 2011 như kế hoạch.
Cụ thể, năm 2011, MHL đạt hơn 2 tỷ đồng lãi ròng, tương đương 35% kế hoạch. Với mức lợi nhuận này, công ty dành 1 tỷ đồng cho quỹ khen thưởng, 500 triệu đồng cho quỹ phúc lợi, phần lợi nhuận còn lại 604 triệu đồng để bổ sung vào quỹ dự phòng tài chính. Số lợi nhuận sau khi phân phối không còn đủ để chia cổ tức cho các cổ đông.
Còn VCR, mặc dù đạt kế hoạch đã điều chỉnh 2011 nhưng vì muốn để phần lợi nhuận thu được tập trung cho dự án dự án Cát Bà AMATINA nên công ty cũng không chia cổ tức cho cả hai năm 2011 và 2012. Trong khi đó, cổ tức năm 2010 bằng tiền với tỷ lệ 15% đến tháng 6/2012 VCR mới thanh toán cho các cổ đông.
(Theo Vietstock)

Giá dầu Brent xuống thấp nhất 18 tháng

Giá dầu Brent xuống thấp nhất 18 tháng

Dầu Brent giao tháng 8 tại London đóng cửa ở 92,69 USD một thùng, giảm 3,07 USD.
>>Thông tin Habubank nợ nần là không chính xác
Giá dầu thế giới giảm hơn 3% phiên hôm qua, xuống thấp nhất 1,5 năm khi các số liệu cho thấy tồn kho dầu thô Mỹ bất ngờ tăng. Trên sàn New York, dầu giao tháng 7 đã hết hạn và đứng ở 81,8 USD một thùng, giảm 2,23 USD. Trong phiên, giá hợp đồng này có lúc xuống tới 80,91 USD một thùng, thấp nhất kể từ 6/10. Các hợp đồng giao tháng 8 đóng cửa ở 81,45 USD một thùng, giảm 2,9 USD.
habubank hết nợ nần
Giá dầu Brent giao tháng 8 tại London đóng cửa ở 92,69 USD một thùng, giảm 3,07 USD. Đây là mức giá đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 12/2010.
Dầu, chứng khoán và các tài sản rủi ro khác đã chịu tác động mạnh mẽ sau thông báo của Fed. Cơ quan này không tuyên bố tung ra gói nới lỏng định lượng QE3, nhưng sau đó lại quyết định bơm thêm 267 tỷ USD vào nền kinh tế khi gia hạn chương trình hoán đổi trái phiếu Operation Twist đến cuối năm.
Tuy nhiên tới cuối phiên, giá dầu trên cả hai bờ Đại Tây Dương đều giảm sàn khi nhà đầu tư phản ứng trước tuyên bố của Chủ tịch Fed Ben Bernanke rằng không có nhiều hy vọng nới lỏng định lượng hơn nữa. Việc này có thể kích thích đầu tư vào các tài sản rủi ro cao hơn như hàng hóa nguyên liệu.
Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô nước này tuần trước tăng 2,86 triệu thùng lên mức cao nhất kể từ năm 1990.
(Theo DVT)

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Mỹ nổi lên thành nơi để các nhà đầu tư "tránh bão"

habubank hết nợ nần
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ châu Âu lan rộng và tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi đi xuống, vai trò “tránh bão” của thị trường Mỹ càng trở nên nổi bật với việc dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào đây ngày một tăng.
>>Thông tin habubank nợ nần là không chính xác

Theo số liệu Bộ Thương mại Mỹ công bố vào cuối tuần qua được tờ Thương báo của Hong Kong dẫn lại, trong quý I năm nay, Mỹ thu hút được tổng cộng 28,7 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đây đều là các khoản đầu tư lâu dài của các công ty và cá nhân nước ngoài dưới hình thức như mua cổ phần tại các công ty và tài sản bất động sản của Mỹ, không tính các khoản đầu tư mua trái phiếu chính phủ và chứng khoán Mỹ.

Con số thống kê còn cho thấy tổng đầu tư nước ngoài vào Mỹ năm 2011 là 234 tỷ USD, tăng 14% so với con số 205,8 tỷ USD của năm 2010, trong đó 2/3 là đến từ châu Âu.

Vốn đầu tư nước ngoài vào Mỹ năm 2010 và năm 2011 đã vượt mức trung bình của 10 năm qua cho thấy sức hấp dẫn đối với dòng vốn của Mỹ đã tăng trở lại sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và vai trò “tránh bão” của thị trường Mỹ một lần nữa trở nên nổi bật./.
Hà Ngọc (TTXVN)

Cấm 'bói' chứng khoán

Cấm 'bói' chứng khoán

Các công ty sẽ không được đưa ra dự báo giá cổ phiếu hoặc khuyến nghị giao dịch chứng khoán.
>>Thông tin habubank nợ nần là không chính xác
Cổ phiếu A lên, cổ phiếu B xuống, xu hướng thị trường đi ngang, đi dọc, nên mua lúc nào, bán lúc nào… là những nhận định mà các công ty chứng khoán hay gửi cho nhà đầu tư qua bản tin, các khuyến nghị về thị trường. Không ít nhà đầu tư đã tiền mất, nợ mang.
habubank hết nợ nần
Hiện nay, số lượng bản tin phân tích, bình luận, dự báo giá chứng khoán nhiều như nấm mọc. Ngoài bản tin từ các công ty chứng khoán còn có các khuyến nghị từ công ty đầu tư, từ các báo viết về tài chính và một số chuyên gia bình luận về thị trường.
Anh Trần, một nhà đầu tư ở sàn chứng khoán SSI (quận1, TP HCM), cho biết sau khi mở tài khoản, mỗi ngày email của anh nhận cả chục bản tin phân tích, bình luận đủ kiểu từ ba công ty chứng khoán và hai công ty đầu tư. “Ban đầu tôi còn đọc, càng về sau nhiều bản tin có nội dung trùng nhau, không có gì mới. Công ty nào cũng phân tích trong ngắn hạn nhà đầu tư nên xem xét việc tăng, giảm giá cổ phiếu, còn xét về trung và dài hạn thì nên mua chứng khoán vào… Riết thấy các email này là tôi nhức đầu luôn vì phải liên tục bấm xóa”, anh nói.
Phần nội dung phân tích, dự báo có xác suất tin cậy không cao, đã không ít lần gây tác động tiêu cực đến thị trường. Chị Võ Thị Hồng (quận 3) kể: “Ban đầu, do không am hiểu thị trường nên tôi cũng mua theo lời khuyên của các bản tin. Thế nhưng, các cổ phiếu tôi mua đã rớt giá thê thảm. Trong năm 2011, tôi đã mất 200 triệu đồng và còn nợ tiền vay vì mua cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng theo các thông tin phân tích từ công ty chứng khoán đưa ra”.
Theo Ủy ban Chứng khoán, nhiều công ty chứng khoán đã bị doanh nghiệp phản ứng khi đưa cổ phiếu ra mổ xẻ dưới góc độ phân tích dự báo. Do không nắm hết thông tin về hoạt động doanh nghiệp, số liệu không chính xác nên các nhận định, bình luận bị sai, làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và ít nhiều tác động đến quyết định mua bán cổ phiếu của nhà đầu tư.
Ông Lê Nhị Năng, đại diện phía Nam của Ủy ban chứng khoán, cho biết: “Dự kiến tháng 7 tới sẽ có thông tư mới hướng dẫn về hoạt động công ty chứng khoán, trong đó sẽ quy định siết chặt các nhận định, đánh giá thị trường vốn từ các công ty chứng khoán”.
Thông tư mới quy định khá chặt về các bình luận, phát ngôn từ công ty chứng khoán. Các công ty không được đưa ra nhận định hoặc bảo đảm với khách hàng về mức thu nhập, lợi nhuận đạt được hoặc “đảm bảo khách hàng không thua lỗ” trên khoản đầu tư của mình.
Với các bản tin đưa ra thị trường, công ty chứng khoán sẽ không được thông tin cho công chúng dự báo giá về một chứng khoán hoặc đưa ra các khuyến nghị giao dịch liên quan đến một chứng khoán cụ thể. Công ty thực hiện nghiệp vụ môi giới thì không được đưa ra ý kiến về việc tăng hay giảm giá chứng khoán để lôi kéo khách hàng tham gia giao dịch.
Đồng tình với dự thảo thông tư trên, anh Nguyễn Hải, một nhà đầu tư ở quận 1, nói: “Tôi và bạn bè không tin lắm vào các nhận định, khuyến nghị từ các bản tin chứng khoán. Các thông điệp này đều ghi là “Công ty không chịu bất kỳ trách nhiệm gì từ các thông tin đưa ra. Vả lại, công ty chứng khoán cũng tự kinh doanh cổ phiếu, nếu họ biết chắc cổ phiếu nào tốt thì đã đầu tư rồi, còn khuyên khách hàng chi nữa”.
Mới đây, giảng viên một trường đại học có uy tín ở TP HCM còn đi nói chuyện tại các hội thảo và viết báo dự báo, phân tích chứng khoán dưới cái nhìn “chiêm tinh học”. Người viết bài e nhà đầu tư đọc xong các phân tích này cũng phải nhức đầu.
Dưới đây là một đoạn trích trong bài viết đăng trên một tờ báo ngành tài chính: “Trong tháng 6, hiện tượng chiêm tinh tài chính địa tâm quan trọng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam chính là sự nhập cung (ingress) của Mộc Tinh (Jupiter), từ cung Kim Ngưu (Taurus) sang cung Song Sinh (Gemini) vào ngày 12/6/2012... Vào năm 2001, đỉnh của Vn-Index được tạo lập vào tháng 6 khi Mộc Tinh nằm ở cung Song Sinh. Lần này Mộc Tinh sẽ nằm ở cung Song Sinh từ ngày 12/6/2012 cho đến tận ngày 3/6/2013...”.
(Theo PLTP)

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Đồng euro tăng giá sau kết quả bầu cử Hy Lạp

Đồng euro tăng giá sau kết quả bầu cử Hy Lạp

Đồng euro tăng giá sau tin châu Âu sẽ điều chỉnh các điều kiện của gói cứu trợ Hy Lạp.
>>Ngân hàng habubank hết nợ nần

Bầu cử Hy Lạp: Đảng ủng hộ cứu trợ giành chiến thắng

Cử tri Hy Lạp bắt đầu bỏ phiếu, cả châu Âu 'nín thở'

Sau khi kết quả được công bố, đồng euro lên giá 0,5% so với đồng USD và được giao dịch ở mức 1,2699 USD. Đồng tiền này cũng tăng so với yên Nhật, từ mức 99,49 yên đổi một euro lên mức 100,18 yên đổi một euro.
habubank hết nợ nần
Đồng euro tăng là do được hỗ trợ bởi thông tin các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ sẵn sàng điều chỉnh các điều kiện của gói cứu trợ ngay sau khi chính phủ mới của Hy Lạp được thành lập. Trong một thông báo được đưa ra ngay sau cuộc bầu cử, các bộ trưởng tài chính eurozone tuyên bố các nhà tài trợ quốc tế sẽ trở lại bàn bạc với Athens ngay sau khi chính phủ mới được đi vào hoạt động.
Kể từ cuộc bầu cử đầu tiên (ngày 6/5) cho đến nay, đồng euro đã giảm tổng cộng lần lượt 4,8% và 3,4% so với đồng yên Nhật và đồng USD. Nguyên nhân là do nhà đầu tư cố gắng tìm kiếm tài sản an toàn trong cơn hỗn loạn. Khủng hoảng trở nên đặc biệt trầm trọng vào ngày 9/6, khi Tây Ban Nha yêu cầu gói cứu trợ 100 tỷ euro để cứu khu vực ngân hàng.
(Theo TTVN)

Sudico ưu tiên cơ cấu nợ, giảm đầu tư

Sudico ưu tiên cơ cấu nợ, giảm đầu tư

Tín dụng nới lỏng, nhưng các dự án của công ty không thuộc diện ưu tiên vay vốn.
>>Ngân hàng habubank hết nợ nần
Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà (SJS) thông báo tài liệu họp đại hội thường niên năm 2012 vào ngày 28/6.
habubank hết nợ nần

Nhận định năm 2012, SJS cho biết, do công ty đang được giao làm Chủ đầu tư rất nhiều dự án, trong đó có những dự án lớn có tiềm năng như: Dự án Khu ĐTM Nam An Khánh và Nam An khánh mở rộng, dự án Khu đô thị mới Tiến Xuân, dự án khu nhà ở Văn La - Văn Khê... Đây là một lợi thế lớn cho việc phát triển trong dài hạn.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế trong nước năm 2012 được dự báo tiếp tục khó khăn. Thị trường nhà đất tại các thành phố lớn đã suy giảm từ năm 2011 và đến nay chưa có dấu hiệu phục hồi, nguồn cung lớn trong khi cầu tiếp tục suy giảm, giao dịch gần như đóng băng.
Hiện nay, các dự án Nam An Khánh, Văn La - Văn Khê... chưa hoàn thành các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật, nên các hợp đồng với khách hàng chủ yếu bằng hợp đồng góp vốn, chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu, lợi nhuận.
Tính đến cuối quí II, dư nợ tín dụng của công ty ước khoảng 1.900 tỷ đồng, trong đó một số khoản vay sẽ cần đáo hạn trong năm (khoảng 1.200 tỷ đồng). Vì vậy, công ty phải ưu tiên tái cơ cấu nợ, tiết giảm đầu tư, chỉ tập trung vốn cho các dự án trọng điểm. Mặt khác tín dụng Nhà nước tuy có nới lỏng, nhưng các dự án của công ty không thuộc diện ưu tiên được vay vốn.
Năm 2012, SJS dự kiến kế hoạch 1.018 tỷ đồng giá trị sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu 768 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 206 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 155 tỷ đồng.
Kế hoạch hợp nhất đạt 213 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế là 159 tỷ đồng.
(Theo TTVN)

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

OPEC duy trì hạn ngạch dầu mỏ

OPEC duy trì hạn ngạch dầu mỏ

Theo đó, mức trần sản lượng sẽ là 30 triệu thùng mỗi ngày.
Sản lượng dầu OPEC giảm lần đầu trong 8 tháng
Vào cuối cuộc họp hôm qua (14/6), cả 12 thành viên của OPEC đã thống nhất giữ hạn ngạch ở mức 30 triệu thùng dầu mỗi ngày. Trong đó Venezuela, Angola và Ecuador là các nước ủng hộ nhiều nhất.
habubank hết nợ nần

OPEC đã vượt quá giới hạn sản lượng trong năm nay khi lệnh trừng phạt Iran - thành viên xuất khẩu dầu lớn thứ 2 trong nhóm - đẩy giá dầu Brent lên cao kỷ lục vào tháng 3. Đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 7/2008.
Tới nay, do lo ngại khủng hoảng châu Âu sẽ làm nhu cầu sử dụng nhiên liệu suy giảm, giá dầu đã tụt xuống dưới 100 USD một thùng. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) thống kê, tháng trước, sản lượng OPEC là 31,86 triệu thùng dầu mỗi ngày. IEA cũng dự báo nhu cầu dầu thô sẽ tăng lên 30,9 triệu thùng trong nửa sau của năm, so với mức 29,8 triệu thùng một ngày vào nửa đầu năm nay.

Trên sàn London, dầu Brent giao tháng 8 giao dịch ở 97,12 USD một thùng, giảm 24% so với mức đỉnh 128,4 USD trong năm nay. Quyết định giữ hạn ngạch của OPEC trùng với dự đoán từ các chuyên gia phân tích và nhà đầu tư do Bloomberg khảo sát. OPEC dự kiến cuộc họp tiếp theo về vấn đề trên sẽ diễn ra trong tháng 12.
(Theo DVT)

NTB tồn kho lớn

NTB tồn kho lớn

Trong gần 2.500 tỷ đồng tài sản, công ty 584 có tới hơn 2.000 tỷ đồng tài sản thanh khoản kém.

NTB có thể chỉ là trung gian bơm vốn cho Bianfishco

NTB không lấy lợi nhuận bất động sản đổ vào Bianfishco

Chủ tịch NTB không đưa tiền cho Bianfishco trả nợ

Kết thúc quý I, công ty 584 có 1.136,5 tỷ đồng hàng tồn kho, trên tổng tài sản 2.473,831 tỷ đồng. Trong giá trị hàng tồn kho này, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm gần như toàn bộ, lên tới 1.135,5 tỷ đồng, tăng gần 60 tỷ đồng so với con số cuối năm 2011 là 1.075,3 tỷ đồng.
Số liệu chi tiết về hàng tồn kho (theo báo cáo tài chính cuối năm 2011) như sau: dự án Hưng Điền 94 tỷ đồng, dự án Tân Kiên 292 tỷ đồng, dự án P25, quận Bình Thạnh 287 tỷ đồng, dự án Trịnh Đình Trọng 83 tỷ đồng, dự án Nguyễn Oanh, phường 6, quận Gò Vấp 148 tỷ đồng, dự án phường 16, quận 8 là 124 tỷ đồng.
habubank hết nợ nần

Thị trường bất động sản cả nước nói chung, TP HCM nói riêng từ lâu đã bị đóng băng, nên việc bán sản phẩm ra bên ngoài là rất khó khăn đối với các doanh nghiệp. Trong khi đó, số liệu của công ty 584 cho thấy, cuối quý I/2012, công ty chỉ có 192,6 tỷ đồng người mua trả tiền trước (dù trong quý I, công ty thu về 262 tỷ đồng tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác).
Có thể thấy, chưa có cơ sở khả quan để công ty 584 bán nhanh số hàng tồn kho nêu trên. Điều này càng đáng quan tâm hơn, khi mà “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản tại TP HCM là Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai tuyên bố sẽ bán giá căn hộ bằng 50% giá căn hộ cùng vị trí. Ngoài ra, áp lực bán hàng trả nợ của các doanh nghiệp bất động sản khác cũng là yếu tố khiến cạnh tranh đầu ra cho sản phẩm của công ty 584 trở nên khó khăn.
Ngoài yếu tố hàng tồn kho lớn, tài sản còn lại của công ty 584 chủ yếu cũng là loại có thanh khoản thấp.
Thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy, 1.082 tỷ đồng tài sản của công ty được hạch toán dưới dạng khoản phải thu dài hạn, bản chất là những khoản đầu tư lâu dài, được thể hiện dưới dạng các hợp đồng hợp tác đầu tư.
Cụ thể, công ty có 592 tỷ đồng đầu tư sang Mỹ, ghi nhận trong Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài số 80/BKH-DTR ngày 6/11/2007, với hợp đồng hợp tác đầu tư giữa công ty 584 và Công ty cổ phần Bất động sản Đại Hưng (Công ty 584 góp 95% vốn). 490 tỷ đồng tài sản còn lại là giá trị góp vốn hợp tác đầu tư kinh doanh bất động sản Khu trung tâm thương mại và dân cư Hưng Điền, tại phường 16, quận 8, TP HCM với Công ty cổ phần Đầu tư Tấn Hưng.
Công ty 584 chỉ ghi nhận dưới dạng hợp đồng hợp tác đầu tư, hạch toán dưới hình thức các khoản phải thu dài hạn. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là, thanh khoản của các khoản đầu tư này không cao.
Như vậy, trong gần 2.500 tỷ đồng tài sản, công ty 584 có tới hơn 2.000 tỷ đồng tài sản có tính thanh khoản không cao (đã trừ gần 200 tỷ đồng tiền khách hàng trả tiền trước).
Sau khi HĐQT Công ty 584 quyết định góp vốn (500 tỷ đồng) hợp tác đầu tư với Thủy sản Bình An (Bianfishco), để giúp công ty này khôi phục sản xuất, thị trường đặt ra câu hỏi: Liệu Công ty 584 có tiền để hỗ trợ Bianfishco. Chưa rõ đến thời điểm này, công ty 584 đã chuyển tiền cho Bianfishco chưa, nhưng tình trạng tài chính của công ty 584 vẫn không mấy tích cực.
Cuối quý I/2012, công ty 584 có 259 tỷ đồng nợ ngắn hạn, 602 tỷ đồng nợ dài hạn. Ngoài ra, công ty còn có 72,826 tỷ đồng chi phí lãi vay chưa trả, 201 tỷ đồng chi phí phải trả, phải nộp ngắn hạn (trong đó có 37,8 tỷ đồng phải trả tiền cổ tức năm 2010). Khoản phải trả Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Lilama SHB và Công ty cổ phần Bất động sản Đại Hưng xấp xỉ 550 tỷ đồng
Với tổng số hơn 500 tỷ đồng nợ ngắn hạn, phí và các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn…, áp lực trả nợ của Công ty 584 là khá lớn, khi mà tài sản ngắn hạn (không tính hàng tồn kho) của Công ty 584 có giá trị nhỏ. Điều này càng đáng chú ý hơn, bởi ngay trong quý I/2012, dù có 151,8 tỷ đồng doanh thu từ kinh doanh bất động sản, nhưng công ty phải giảm trừ tới… 103,3 tỷ đồng, chỉ còn 48,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, một diễn biến tích cực liên quan đến tình hình tài chính của Công ty 584 là ngày 22/6 tới, công ty sẽ chốt danh sách cổ đông tham dự đại hội cổ đông bất thường. Theo đó, cổ đông sẽ được nhận cổ tức năm 2010 bằng cổ phiếu tỷ lệ 10,5% vốn điều lệ. Ngoài ra, công ty sẽ phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông chiến lược. Chưa rõ phương án cụ thể của đợt phát hành này, nhưng đây có thể là luồng gió mát cho công ty 584 để giảm áp lực tài chính.
(Theo ĐTCK)