Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Habubank vượt qua nợ nần vương tới tương lai


Habubank vượt qua nợ nần vương tới tương lai




Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; Habubank sẽ không còn n nần.  hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sáp nhập.

Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

habubank nợ nần

Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo Habubank, kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

VPBank dành 2.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đang triển khai chương trình "SME Success". Đây là gói sản phẩm với lãi suất cho vay ưu đãi cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, trên phạm vi toàn quốc, kéo dài đến 31/12.

>> Đẩy lùi tin Habubank nợ xấu - Habubank cho vay mua nhà
Chương trình này bao gồm các sản phẩm, dịch vụ: tài khoản VP Business, cho vay vốn lưu động, cho vay vốn lưu động trả góp, VP Flex, tài trợ xuất nhập khẩu... Tổng hạn mức cho vay của chương trình là 2.000 tỷ đồng, gồm: 1.000 tỷ đồng dành cho các khoản vay mới của khách hàng hiện tại và 1.000 tỷ đồng dành cho các khách hàng mới.
http://www.habubank.com.vn/ngan-hang-ca-nhan/mua-nha-tra-gop/
Đặc biệt, khi tham gia chương trình, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất cho vay ưu đãi giảm tối đa 2% một năm so với mức lãi suất thông thường, theo quy định của VPBank, áp dụng trong thời gian tối đa 6 tháng đối với mỗi khoản vay.
Bên cạnh đó, khi tham gia vay vốn theo chương trình này, khách hàng sẽ được hưởng các ưu đãi của gói tài khoản VP Business, bao gồm: miễn phí đăng ký mở, duy trì và sử dụng tài khoản VP Business; giảm 50% phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống VPBank khi thực hiện giao dịch qua Internet Banking; miễn phí đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử Internet Banking và SMS Banking.
(Nguồn: VPBank)

Thế chấp heo, gà, chim cút để vay vốn ngân hàng

Nông dân muốn vậy, nhưng ngân hàng cho rằng đây là “tài sản” di chuyển nên khó quản, phải có chính quyền tham gia hợp đồng bảo lãnh mới dám cho vay.

>> Đẩy lùi tin Habubank nợ xấu - Habubank cho vay mua nhà
Mới đây, Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai đã đề xuất với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) tỉnh Đồng Nai cho nhiều chủ trại chăn nuôi được thế chấp đàn heo để vay vốn lấy tiền mua cám. Theo ước tính của ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, thiệt hại người chăn nuôi do giá heo giảm lên đến 2.500 tỷ đồng một tháng. Nếu giá heo tiếp tục thấp đến cuối năm, con số thiệt hại có thể là 5.000 tỷ đồng một tháng.
Những ngày đầu tháng 8, nhiều hộ nuôi heo ở Đồng Nai - vùng chăn nuôi lớn nhất cả nước ngập trong khó khăn. Một số hộ treo chuồng, số hộ còn lại tập hợp lại để cùng nhau tìm cách chống chọi với khó khăn.
Ông Dương Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Bình Minh (Trảng Bom, Đồng Nai), cho hay, khó khăn lớn nhất của người nuôi heo bây giờ là thiếu tiền mua cám do thua lỗ kéo dài buộc nông dân nghĩ đến bước đường cùng là thế chấp chính đàn heo để vay vốn ngân hàng. "Nhưng ngân hàng có chịu không? Hiện tại giá heo hơi trên thị trường Đồng Nai là 34.000-38.000 đồng một kg, thương lái trả 33.000 đồng, trong khi lẽ ra giá không thể thấp hơn 45.000 đồng”, ông băn khoăn.
http://www.habubank.com.vn/ngan-hang-ca-nhan/mua-nha-tra-gop/
“tỷ phú chim cút” Trần Nguyễn Hồ đang tìm cách giữ đàn cút đẻ của mình. Ảnh: Pháp luật TP HCM
Không chỉ người nuôi heo, người nuôi gà, chim cút… cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Với trang trại thuộc hạng lớn nhất vùng Đông Nam Bộ, ông Dương Anh Tuấn cũng đang đứng ngồi không yên. Ông giãi bày, khi giá gà ở mức 35.000-38.000 đồng một kg, trừ đi chi phí đầu tư rồi đem bán dù không lời nhưng tránh được lỗ. Hiện nay, giá chỉ còn 25.000-27.000 đồng một kg thì bán đi lỗ hơn 10.000 đồng mỗi kg. Với lượng gà trên 800.000 con, riêng tiền mua thức ăn đã ngốn mấy trăm triệu đồng mỗi ngày. Nếu tình trạng này kéo dài thêm một tháng nữa, giá không tăng, rất nhiều trang trại phải dẹp chuồng, nhiều người dân trở thành con nợ.
“Tỷ phú chim cút” Trần Nguyễn Hồ ở ấp Long Bình, xã Long An (Châu Thành, Tiền Giang) những ngày này như già hơn trước. “Mấy tháng nay suy nghĩ nhiều, lo chống chọi với bao nhiêu khó khăn không già sao được. Thế chấp tất tần tật tài sản thì ngân hàng cũng chỉ cho vay trên 1 tỷ đồng là cùng. Nếu các chủ trại heo được lấy con heo ra thế chấp như mong muốn thì tôi cũng muốn thế chấp đàn chim cút và trứng cút”.
Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng cho biết: "Chỉ được thế chấp cá, tôm đã chế biến. Ở ngành thủy sản, doanh nghiệp được lấy con cá, con tôm của mình làm tài sản thế chấp để vay vốn nhưng chỉ khi đã là thành phẩm. Nghĩa là cá, tôm đã qua chế biến đóng hộp, đông lạnh ở trong kho. Còn đàn cá, tôm dưới ao là loại hàng hóa di động, không thể kiểm soát hay quản lý việc mua bán thì ngân hàng không coi là tài sản thế chấp."
LS Lưu Trường Hận, Trưởng phòng Pháp chế Ngân hàng Phương Đông nói: "Chờ công ty bảo hiểm nhập cuộc ngân hàng có thể xem xét cho nông dân thế chấp đàn heo, gà vay vốn khi có trung gian là công ty bảo hiểm. Khi đó nông dân mua bảo hiểm 100% với công ty bảo hiểm và ngân hàng sẽ xem xét cho vay dựa trên hợp đồng đó. Tôi được biết ở Mỹ có hình thức bảo hiểm nông nghiệp, nhiều chủ trang trại mua bảo hiểm tới 1 tỷ USD và sau đó các vật nuôi ở trang trại được ngân hàng nhận thế chấp để cho vay. Ở Việt Nam, trong khi chưa có công ty bảo hiểm nhập cuộc thì nông dân chỉ có thể được các nhà băng thiên về chính sách xã hội như Agribank, Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay vốn dưới dạng tín chấp với các khoản vay thấp hoặc khi có chính sách hỗ trợ từ Nhà nước."
Ý tưởng đem đàn heo thế chấp để vay vốn ngân hàng được ông Nguyễn Huy Trinh, Giám đốc Agribank Đồng Nai, đánh giá là mới nhưng chưa có tiền lệ trong thực tế. “Heo, gà là hàng hóa nhưng là loại hàng hóa đặc biệt. Không thể quản lý được việc người nông dân bán heo bất cứ lúc nào vì loại tài sản này không cần đăng ký”,- ông Trinh nói.
Ông Nguyễn Trí Công, Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, nói rõ: “Tôi hiểu rõ ngân hàng là người cho vay nên phải cẩn thận, sợ rủi ro. Nếu trong đàn 1.000 con heo chỉ 500 con xuất chuồng với giá 3,6-4 triệu đồng một con, người nông dân sẽ có gần 2 tỷ đồng. Do đó, chỉ cần được vay khoảng vài trăm triệu đồng lo tiền cám thì nông dân dư sức trả nợ ngân hàng và quan trọng là xoay được đồng vốn chăm lứa tiếp theo”.
Mặt khác, ông Công cho biết heo, gà trước khi xuất chuồng phải có giấy chứng nhận của chi cục thú y nên cơ quan này có thể là đơn vị quản lý như yêu cầu của ngân hàng. Nếu không, chủ trang trại sẽ ký trực tiếp với lò giết mổ và đơn vị này sẽ rà soát lại hộ nào vay thế chấp ngân hàng bao nhiêu, ngân hàng khỏi lo rủi ro, ngân hàng khỏi lo mất vốn.
Theo ông Trinh, nếu có hợp đồng ký giữa 3-4 bên gồm ngân hàng, nông dân, chi cục thú y, cơ sở giết mổ, hoặc đại diện UBND tỉnh… thì chắc chắn chúng tôi sẽ xem xét lại. Trước hết, chúng tôi sẽ khảo sát thực trạng thiếu vốn của các hộ chăn nuôi; sau đó xem xét chuyển hình thức ký cho nông dân vay vốn, thế chấp đàn heo hoặc loại hàng hóa khác. "Cũng có thể ngân hàng làm theo giải pháp ký hợp đồng ba bên với một công ty thức ăn chăn nuôi và nông dân. Nghĩa là khi nông dân thiếu cám sẽ đến lấy hàng ở công ty thức ăn chăn nuôi, có hóa đơn nộp cho ngân hàng thanh toán, ngân hàng sẽ kiểm soát và giới hạn số tiền vay” - ông Trinh nói.
(Theo Pháp luật TP HCM)

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Cổ tức ngân hàng khó đạt chỉ tiêu

Nợ xấu tăng ảnh hưởng lợi nhuận nhà băng nên khó trả đúng mức cổ tức như đã hẹn với cổ đông ở đại hội thường niên.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật


Xu hướng nợ xấu gia tăng, cản dòng chảy tín dụng, khoản nợ có khả năng mất vốn của nhiều nhà băng trong 6 tháng đầu năm tăng mạnh cùng với việc cắt giảm lãi suất cho vay là những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà băng… Nhiều nhà băng cho biết, sẽ khó đạt được tỷ lệ cổ tức đề ra.

Việc Ngân hàng Nhà nước thanh, kiểm tra nợ xấu tại các ngân hàng thương mại, buộc các nhà băng phải trích lập dự phòng đầy đủ, khiến lợi nhuận đạt được trong quý II của nhiều ngân hàng giảm, do trích lập dự phòng cao. Trong đó, không loại trừ các ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, VietinBank, ACB…

Nhà băng lớn khó tránh khỏi việc sụt giảm lợi nhuận thì ngân hàng vừa và nhỏ sẽ càng khó khăn hơn. Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Đông (OCB) Trịnh Văn Tuấn cho biết, hoạt động kinh doanh chủ yếu là cho vay của ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn (5 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của OCB vẫn trong tình trạng âm và mới dương trở lại trong gần 2 tháng qua) thì việc nợ xấu gia tăng, phải trích lập dự phòng đầy đủ, đã ăn mòn hết lợi nhuận của Ngân hàng.

“6 tháng đầu năm, OCB đạt lợi nhuận trên 250 tỷ đồng, đạt khoảng 50% kế hoạch năm. Nhưng do phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong tháng 7, nên khả năng năm nay, ngân hàng khó hoàn thành được chỉ tiêu lợi nhuận đề ra. Do đó, cổ tức có thể được điều chỉnh về một nửa kế hoạch (10%)”, ông Tuấn chia sẻ.

Tương tự OCB, DongA Bank cũng khó hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 1.500 tỷ đồng, Tổng giám đốc DongA Bank Trần Phương Bình cho hay.



Cổ tức ngân hàng khó đạt chỉ tiêu. Ảnh minh họa.


Theo ông Bình, trong bối cảnh thị trường hiện nay, các nhà băng phải chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, chấp nhận giảm lãi và cơ cấu lại các khoản vay. Vì thế, trong năm nay, các ngân hàng thương mại khó có thể hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận đề ra. Với DongA Bank, dù 6 tháng đầu năm đã đạt 750 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm nhưng nhiều khả năng, ngân hàng phải điều chỉnh giảm chỉ tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, ông Bình cho biết, DongA Bank sẽ nỗ lực để đảm bảo chi trả cổ tức cho các cổ đông theo kế hoạch được đại hội cổ đông thông qua.

Tình trạng nợ xấu gia tăng nhanh, đã và đang cản trở dòng chảy tín dụng, buộc các nhà băng phải từng bước cắt giảm lãi suất cho vay, mới mong khơi thông dòng vốn. Không chỉ ưu đãi cho khoản vay mới mà ngay cả với khoản vay cũ, ngân hàng thương mại cũng phải giảm lãi suất về mức tối đa 15% một năm, trong khi đó, chi phí huy động cho các khoản vốn này trước đây là 17-18% một năm. Có nghĩa là các ngân hàng thương mại phải chấp nhận hy sinh một phần lợi nhuận để giữ khách hàng.

Ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc HDBank cho rằng, việc giảm lãi suất chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, hạ lãi suất để cứu doanh nghiệp cũng là cứu ngân hàng. Nếu không, với tình hình tăng trưởng tín dụng như hiện nay, các ngân hàng sẽ khó đạt được mục tiêu kế hoạch kinh doanh.

Trong 7 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới chỉ đạt khoảng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc giảm lãi suất và đưa các khoản vay cũ về dưới 15% một năm không chỉ thể hiện sự chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp mà còn được kỳ vọng sẽ kích thích tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hội đồng quản trị OCB Trịnh Văn Tuấn, các doanh nghiệp cũng phải có sự chia sẻ với ngân hàng, không thể lúc nào cũng muốn lãi suất giảm nhanh, mạnh. “Mức lãi suất cho vay 12-14% một năm như hiện nay là hợp lý và phù hợp với trần huy động 9% một năm. Còn nếu giảm thêm lãi suất huy động trong lúc này, tôi e rằng, sẽ khó có thể huy động được tiền gửi tiết kiệm và khi đó, ngân hàng sẽ khó thu xếp vốn để cho vay”, ông Tuấn nói.

Vì vậy, cái khó của ngân hàng được lãnh đạo các nhà băng chia sẻ là phải đảm bảo được lợi nhuận để chi trả cổ tức cho cổ đông, trong khi đó phải duy trì lãi suất ở mức phù hợp để có thể huy động được vốn và cho vay. Trên thực tế hiện nay, khi thị trường chứng khoán suy giảm, cổ đông đang nắm giữ cổ phiếu của nhà băng chỉ kỳ vọng vào cổ tức hàng năm.

An toàn khi sử dụng ngân hàng trực tuyến


Tôi không cảm thấy an toàn khi sử dụng ngân hàng trực tuyến. Vậy ngân hàng có cách thức gì để bảo vệ người dùng không? (Quốc Dũng).

>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Trả lời:

Vấn đề mà khá nhiều người tiêu dùng còn tỏ ra e ngại khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến là tính an toàn thông tin. Bạn có thể đang lo lắng liệu khi máy bị virus, hay bị cài những phần mềm gián điệp thì thông tin có đảm bảo không bị ăn cắp và tiền trong tài khoản có thể sẽ bị kẻ xấu đặt lệnh chuyển sang các tài khoản khác...
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng hệ thống bảo mật ba lớp với các giao dịch trực tuyến, bao gồm: tên đăng nhập, tổ hợp mã khoá mật khẩu 128 bit (do khách hàng lựa chọn) và mã số bảo mật "one time password - OTP", thay đổi từng thời điểm, thông qua một thiết bị bảo mật đặc biệt do ngân hàng cấp (Token). Hệ thống bảo mật trên sẽ bảo vệ khách hàng khỏi việc bị đánh cắp thông tin cá nhân và dữ liệu thông qua những phần mềm nội gián, hay bị nhìn trộm mật khẩu, khi chỉ duy nhất người có mật khẩu và người sở hữu thiết bị bảo mật Token mới có thể truy cập vào kênh ngân hàng trực tuyến.
Thiết bị bảo mật điện tử này (Token) là một máy kỹ thuật số nhỏ, có hình dạng và kích thước như các móc gắn chìa khoá, được cấp cho khách hàng sử dụng ngân hàng trực tuyến. Thiết bị Token tự tạo mã bảo mật cần thiết để truy cập vào ngân hàng trực tuyến khi được sử dụng cùng với tên đăng nhập và mật khẩu. Mã bảo mật này cũng cần thiết cho hầu hết các giao dịch và chỉ thị giao dịch trên trang web của ngân hàng. Mỗi một mã bảo mật do thiết bị Token tạo ra là các dãy mã số ngẫu nhiên, bị khống chế thời gian hiệu lực (thông thường là 60 giây) đối với một giao dịch tại một thời điểm nhất định và một khách hàng cụ thể.
Những mã này được tạo ra không có sự phụ thuộc vào bên thứ ba và không dựa trên bất kỳ yếu tố công suất, tín hiệu hay vị trí địa lý của khách hàng. Cơ chế bảo mật của mỗi thiết bị Token chính là mã số được tạo ra liên tục, duy nhất, đồng bộ hoá và xác thực bởi máy chủ đặt tại ngân hàng. Thiết bị Token nhỏ, nhẹ và tiện lợi, có thể sử dụng ở các thiết bị có kết nối mạng Internet, mà không đòi hỏi phải tải, cài đặt hay điều chỉnh hệ thống.
Ngoài ra, hiện nay, một số ngân hàng đã kết hợp với các tổ chức chấp nhận thẻ như Visa hay MasterCard, để cung cấp dịch vụ xác thực giao dịch thẻ trực tuyến quốc tế như: Verified by Visa (cho thẻ ngân hàng kết hợp với Visa) và MasterCard SecureCode (cho thẻ ngân hàng kết hợp với MasterCard). Đây là một dịch vụ miễn phí, an toàn và dễ sử dụng của ngân hàng, nhằm tăng cường tính bảo mật khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến tại những website có logo Verified by Visa, hoặc Mastercard SecureCode, thông qua việc xác thực chủ thẻ bằng một mật khẩu.
Bạn có thể đăng ký dịch vụ này tại website của ngân hàng. Mật khẩu bảo vệ sẽ do chính bạn tạo và đảm bảo chỉ có bạn mới có thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán các giao dịch qua mạng.
Những ai đã thử sử dụng các dịch vụ của ngân hàng trực tuyến sẽ thường bị thuyết phục bởi sự tiện lợi và an toàn. Bạn hãy giữ gìn thiết bị bảo mật và mật khẩu bảo vệ cẩn thận, bởi đây chính là lớp bảo vệ quan trọng nhất, là chiếc chìa khóa cuối cùng của bạn để mở cửa ngân hàng trực tuyến.
Độc giả quan tâm, gửi câu hỏi về thuongmai@vnexpress.net.
1. Thi viết comment: Mỗi tuần, ban tổ chức sẽ chọn ra hai comment hay nhất để dự thi tháng; mỗi tháng sẽ có một giải thưởng cho comment hay nhất trị giá hai triệu đồng. Chương trình diễn ra 5 tháng. Tổng giải thưởng là 10 triệu đồng.
2. Giải thưởng câu hỏi hay: Mỗi tuần, ban tổ chức sẽ chọn ra hai câu hỏi hay nhất để dự thi tháng; mỗi tháng sẽ có một giải thưởng cho câu hỏi hay nhất trị giá hai triệu đồng. Chương trình diễn ra 5 tháng. Tổng giải thưởng là 10 triệu đồng.
3. Cuộc thi "Trò chơi tỷ phú" dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 10/6 đến 10/7, với hình thức thi thi trắc nghiệm dưới dạng hỏi đáp và sẽ có 100 câu hỏi, đáp án.
Tham gia cuộc thi, độc giả cần điền thông tin: Họ tên, CMND, e-mail, điện thoại, địa chỉ, giới tính, ngày tháng năm sinh. Ngoài ra, độc giả tham gia sẽ được trả lời 20 câu hỏi (được random trong 100 câu hỏi) trong thời gian 5 phút (có hiển thị đồng hồ thời gian). Sau khi độc giả trả lời xong 20 câu hỏi sẽ có thông báo điểm thưởng (một câu trả lời đúng có được 100 điểm thưởng). Mỗi độc giả chỉ được tham gia một lần. Tổng giá trị giải thưởng:20 triệu đồng.
Ban tổ chức sẽ chọn ra 10 độc giả có số điểm cao nhất. Một điểm tương đương số tiền là 1.000 đồng. Hết một tháng diễn ra chương trình, độc giả vẫn có thể tham gia trò chơi (11/7 - 15/9), nhưng không có giải thưởng. Sau khi trả lời xong sẽ hiện ra đáp án. Độc giả có thể tham gia nhiều lần.
(Chương trình được tư vấn bởi Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam)

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Ngân hàng đau đầu vì chỉ tiêu lợi nhuận

Con số lợi nhuận ngân hàng luôn được dư luận để mắt vì tính nhạy cảm của nó. Tuy nhiên, khác với con số khủng những năm trước, năm nay nhiều ngân hàng đang đau đầu lo khó hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận… 
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Tăng trưởng tín dụng thấp

Thông tin về hoạt động trong tuần từ 16/7 - 20/7/2012 của NHNN cho biết, lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng đối với các giao dịch bằng VND giảm đối với các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng và 12 tháng, các mức giảm lần lượt là 0,11%, 0,71% và 0,49%... Về lý thuyết, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thấp sẽ hỗ trợ chi phí đầu vào, giúp các ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Nhưng theo tìm hiểu của ĐTCK, tỷ lệ cho vay trên huy động tại nhiều TCTD là rất thấp, chỉ khoảng 60%.


“Chi phí vốn rẻ, vốn nhiều nhưng đầu ra không có, trong khi 70 - 80% lợi nhuận của hầu hết ngân hàng ở Việt Nam vẫn đến từ tín dụng. Tăng trưởng tín dụng thấp chắc chắn sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí là lỗ”, chủ tịch HĐQT một NHTM nhận định.


NHNN cũng vừa có công văn chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được giao, trong trường hợp dự kiến vượt chỉ tiêu thì báo cáo NHNN xem xét. Tuy nhiên, theo một chuyên gia kinh tế, việc các TCTD vượt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là rất khó. Theo vị chuyên gia này, có số liệu cho biết, tính đến tháng 7, tăng trưởng tín dụng của Hà Nội khoảng 2%, TP. HCM khoảng 0,5%; nhưng cũng có số liệu cho thấy, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn đang “giẫm chân tại chỗ” với con số 0,7% trong 7 tháng đầu năm.


Bên cạnh đó, với việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN, nhiều TCTD đã giảm lãi suất các khoản cho vay cũ về mức tối đa là 15%/năm; lãi suất khoản vay mới cho sản xuất - kinh doanh từ 11 - 15%/năm và lĩnh vực ưu tiên từ 10 - 13%/năm, cũng phần nào làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng.


“Sáu tháng đầu năm, Agribank đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, đồng nghĩa với việc giảm doanh thu lãi tiền vay hơn 3.000 tỷ đồng. Nếu như đợt này áp dụng trần lãi suất cho vay tối đa 15%/năm, dự kiến Ngân hàng giảm doanh thu lãi tiền vay khoảng 4.500 tỷ đồng”, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Nguyễn Ngọc Bảo cho biết.


“Nhìn lại vài quý gần đây, chưa bao giờ lãi suất huy động VND dưới 14 - 15%/năm, nên đương nhiên khoản vay trên 15%/năm là có lý do. Nếu đồng loạt hạ lãi suất những khoản vay cũ tối đa 15%/năm, chắc chắn sẽ làm giảm lợi nhuận mỗi tháng vài chục tỷ đồng, tùy vào danh mục của từng ngân hàng”, ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc VIB nhận định.


Phí dịch vụ tăng cao

Nhóm Nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng Standard Chartered (SCB) vừa công bố báo cáo cập nhật và dự báo về tổng quan thị trường Việt Nam nhận định, do lạm phát có xu hướng giảm nhanh, NHNN có cơ sở cắt giảm thêm lãi suất. Tuy nhiên, SCB cũng lưu ý, quyết định cắt giảm lãi suất có được đưa ra hay không còn phụ thuộc vào phản ứng thị trường ngoại hối tương lai.


Lãnh đạo một NHTM nhận định, CPI giảm hai tháng liên tiếp, nhiều khả năng lãi suất sẽ cắt giảm trong những tháng cuối năm, khiến lợi nhuận của ngân hàng chắc chắn giảm, do giảm thu nhập từ lãi cho vay. Lãi suất cho vay liên tục giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận, nên ngân hàng đang phải tiết giảm chi phí, tăng các khoản thu để bù đắp.


Theo tìm hiểu của ĐTCK, hiện khách hàng vay tiêu dùng cá nhân 200 triệu đồng tại NHTM X, lãi suất thể hiện trên hợp đồng là 16%/năm, nhưng khách hàng phải trả phí quản lý tài khoản vay, phí quản lý tài sản bảo đảm, phí giải ngân…, tính ra khoản vay của khách hàng lên đến 20%/năm. Hay tại NHTM Y, khách hàng vay tiêu dùng cá nhân 1,5 tỷ đồng, ngân hàng yêu cầu khách hàng trả phí thẩm định, phí giải ngân, phí cam kết, phí lập hồ sơ, phí pháp lý… Tính tổng thể, lãi suất là 18,5%/năm so với lãi suất ban đầu là 15,5%/năm.


“Trong một chừng mực nào đó, việc thu phí là được phép và cần thiết khi lãi suất cho vay buộc phải hạ xuống thấp, mà rủi ro của khoản vay cao. Tuy nhiên, việc phát sinh nhiều loại phí dịch vụ sẽ làm nhụt chí người đi vay và cuối cùng ngân hàng cũng không có lợi gì”, ông Trung nói. 

Nhiều ngân hàng sẽ phải “rút bớt lửa”?

Phân tích dữ liệu cho thấy thêm một lý do vì sao tăng trưởng tín dụng nguội lạnh, thậm chí nhiều ngân hàng phải “rút bớt lửa” nếu cơ chế mới được ban hành.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 đã được nhiều ngân hàng thương mại công bố. Một điểm chung là tăng trưởng tín dụng rơi xuống mức rất thấp, thậm chí âm.

Ở tình hình chung, đến 25/7, tín dụng toàn hệ thống cũng mới chỉ tăng trưởng được có 0,57% so với cuối năm 2011.

Nhiều lý do đã được nêu ra, chủ yếu nghiêng về “lỗi” của doanh nghiệp; khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay của họ kém đi do bối cảnh kinh tế khó khăn nên các ngân hàng không thể đẩy mạnh đáp ứng.

Một phần là vậy. Nhưng còn có một lý do nữa từ chính các ngân hàng thương mại mà ít được đề cập đến: khả năng cấp tín dụng đang ở ngưỡng cảnh báo an toàn, liên quan đến vấn đề thanh khoản.

Dữ liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, cuối năm 2011, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) của hệ thống đã vọt lên mức 103,23%. Nếu một quy định trong Thông tư 13 trước đó được giữ nguyên, con số này đã vượt xa ngưỡng giới hạn (giới hạn 80% và 85% tùy theo nhóm tổ chức tín dụng quy định tại Thông tư 13).

Ở tình hình chung, đến cuối tháng 6/2012, tỷ lệ trên đã được giảm xuống đáng kể khi còn 90,33%. Tuy nhiên, tại một số nhóm tổ chức tín dụng, đặc biệt là nhóm chiếm tỷ trọng lớn trong cấp tín dụng cho nền kinh tế, LDR vẫn đang ở mức rất cao, trên 100%.

Chệch một chút về thời điểm thống kê, song dữ liệu cho thấy tỷ lệ LDR đến tháng 5/2012 của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước vẫn ngất ngưởng tới 104,84%, thậm chí còn cao hơn mức chung của hệ thống cuối năm 2011. Trong khi đó, LDR của khối ngân hàng thương mại cổ phần lại ở mức tương đối với 75,51%.

Nếu xem quy định tại Thông tư 13 trước đây là một giới hạn an toàn, thì rõ ràng khối ngân hàng thương mại nhà nước đang có LDR quá cao, trong khi khối cổ phần đang ở mức “cho phép”.

LDR là một chỉ báo về thanh khoản, dù độ nóng của nó còn tùy thuộc vào cơ cấu vốn của mỗi nhà băng, đặc biệt là ở cơ cấu kỳ hạn. Cùng với một tỷ lệ LDR, nhưng nếu ngân hàng này có vốn huy động dài hạn hơn, cho vay ngắn hạn nhiều hơn thì áp lực chi trả sẽ dễ chịu hơn nhiều so với ngân hàng có nhiều vốn huy động ngắn hạn nhưng lại cho vay trung dài hạn nhiều hơn.

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động tính đến 31/5/2012 
(đơn vị: %; nguồn: Ngân hàng Nhà nước)


Dù thế nào, một tỷ lệ LDR vượt trên 100% có thể xem là một mức cảnh báo, liên quan đến yêu cầu phòng thủ cho thanh khoản, đặc biệt là trước tình huống những nguồn tiền lớn rút đột ngột. Với 104,84%, rõ ràng khối ngân hàng thương mại nhà nước phải cẩn trọng hơn khi đẩy mạnh cho vay - nguyên do nội tại chứ không hẳn chỉ là “lỗi” từ doanh nghiệp vay vốn.

Thêm vào đó, nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2012 đã tăng rất mạnh, ở cả tình hình chung lẫn cụ thể tại một số ngân hàng quốc doanh. Khi mà tốc độ nợ xấu tăng đột biến tới trên 200% như tại Ngân hàng Công thương (VietinBank), thì rõ ràng một lượng vốn cho vay đã ra đi mà chưa trở lại đúng hẹn, dẫn đến lỗi nhịp cân đối vốn cho khả năng chi trả.

Kết hợp cả hai yếu tố nợ xấu tăng mạnh và LDR cao như vậy tạo nên một lý do trong lòng khối quốc doanh, góp phần giải thích vì sao khó đẩy mạnh cho vay. Đây là nhóm chiếm gần 52% thị phần cho vay tính đến cuối quý 1/2012, nên rõ ràng tạo sự níu kéo rất lớn ở đà tăng trưởng chung của cả hệ thống.

Hiện tại là vậy. Sắp tới, nếu một quy định mới được Ngân hàng Nhà nước ban hành, áp lực “rút bớt lửa” sẽ càng khiến khối ngân hàng thương mại nhà nước khó cho vay ra hơn nữa.

Ngân hàng Nhà nước không công bố rộng rãi, nhưng một số tổ chức đầu tư đang đề cập đến bản dự thảo thông tư thay thế Thông tư 13 quy định các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, mà lộ trình dự kiến là sẽ ban hành trong năm nay.

Điểm nổi bật trong dự thảo đó là tái áp dụng giới hạn về LDR như tại Thông tư 13 (từng được sửa bởi Thông tư 19, rồi tạm ngừng áp dụng bởi Thông tư 22) với giới hạn 80%.

Tất nhiên đó mới chỉ là nội dung dự kiến và nếu áp dụng chắc chắn phải có một lộ trình để các ngân hàng thương mại thực hiện, đặc biệt là khối quốc doanh, khối ngân hàng nước ngoài - liên doanh và khối công ty tài chính (do đang có LDR trên 100%) chủ động rút về, tránh gây sốc trong hoạt động và với thị trường nói chung.

Nhưng tinh thần của Ngân hàng Nhà nước trong dự thảo trên, cũng như nêu rõ trong đề án tái cơ cấu hệ thống, là từng bước giảm dần LDR, tránh để quá cao có thể dẫn tới những rủi ro.

Dĩ nhiên, ngoài khả năng phải “rút bớt lửa” là khó đẩy mạnh và hạn chế tín dụng, để co tỷ lệ LDR lại thì các ngân hàng có thể nới rộng mẫu số là gia tăng được vốn huy động. Nhưng giải pháp này cũng khó, bởi cạnh tranh huy động luôn quyết liệt.

Chưa hết, LDR của các ngân hàng nói chung và khối quốc doanh nói riêng còn đứng trước một áp lực nữa: Thông tư 21 vừa ban hành chuyển tiền gửi trên liên ngân hàng thành cho vay. Nếu tiền gửi tại các tổ chức tín dụng như trước đây (ngoài tiền gửi thanh toán) bị chuyển thành cho vay, được xem là dư nợ và phải trích lập dự phòng thì có thể LDR sẽ bị đẩy lên nữa.

Hiện chưa rõ thông tư thay thế Thông tư 13 với điểm quy định giới hạn LDR 80% sẽ được chốt lại như thế nào, bao giờ ban hành, nhưng đặt ra vấn đề này để thấy rằng việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tăng vốn hỗ trợ doanh nghiệp không hẳn chỉ do bối cảnh nền kinh tế, do các doanh nghiệp yếu đi không đáp ứng được các điều kiện cho vay…, mà con do chính hạn chế của các ngân hàng (tùy theo khối) như trên.

Tiếc rằng, hạn chế “của mình” lại không thấy Ngân hàng Nhà nước hay chính các ngân hàng thương mại tập trung giải thích cụ thể khi nói về sự nguội lạnh của tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua.

Theo Minh Đức
Vneconomy
 

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Lãi biên 2,9% của ngân hàng có thấp?

Ngân hàng không thể có lãi 6% do chênh lệch huy động/cho vay như nhiều người nghĩ, nhưng với tỷ lệ 2,9% như tính toán cũng không phải là mức thu nhập lãi thuần thấp trong điều kiện hiện nay.

>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật 
Ngân hàng là huyết mạch của cả nền kinh tế. Ngân hàng tắc, kinh tế đình trệ. Đó là tình trạng của nền kinh tế hiện nay khi mà vốn của ngân hàng không thể chảy tới các ngành khác. Một trong những khó khăn chính là lãi suất vay vốn vẫn còn rất cao đối với sức chịu đựng của doanh nghiệp.
Cũng có ý kiến cho rằng, theo tính toán thì các ngân hàng không lãi nhiều như mọi người vẫn tưởng là 6%/ đồng vốn huy động (chênh lệch huy động 9% và cho vay 15%), mà chỉ khoảng 2,9%/đồng vốn huy động.
Theo so sánh thì đó là tỷ suất sinh lời thấp nếu so với ngành khác nhưng dường như lời giải thích này hơi thiếu thuyết phục.
Cần làm rõ lợi nhuận mà ngân hàng thu về trên mỗi đồng vốn huy động và lợi nhuận sẽ được chia cho cổ đông của ngân hàng.
Hãy lấy ví dụ, ngân hàng A có vốn điều lệ 10 ngàn tỷ đồng với lượng vốn huy động về là 100.000 tỷ đồng và có LDR (tỷ lệ cho vay/huy động) là 70% tương đương 70.000 tỷ đồng.
Với lợi nhuận tính toán chỉ 2,9% trên dư nợ cho vay ngân hàng A cũng có khoản lợi nhuận từ thu nhập lãi thuần xấp xỉ 2.000 tỷ đồng.
Nếu ngân hàng không có khoản doanh thu và chi phí nào khác, sau khi trích lập dự phòng và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính là 1.000 tỷ.
Rõ ràng ngân hàng vẫn có khoản lợi nhuận lên tới 1.000 tỷ đồng sau thuế , tỷ lệ chia cổ tức có thể là 9 -10%.
Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp thua lỗ, phá sản thì ngân hàng với chức năng là trung gian tài chính nếu kinh doanh an toàn, hiệu quả vẫn cho khoản lợi nhuận 10%.
So sánh với việc gửi tiết kiệm ngắn hạn 9%/năm thì những ông chủ ngân hàng có thể có khoản lợi nhuận đầu tư không thấp.
Con số lợi nhuận trên chỉ tính với tỷ lệ cho vay/huy động là 70%; nhưng trong hệ thống NHTM cũng có không ít ngân hàng cho vay vượt tỷ lệ trên.
Vì thế nói tỷ suất lợi nhuận/đồng vốn huy động của ngân hàng ở điều kiện kinh tế khó khăn chỉ 2,9% là thấp thì không biết khi kinh tế bình thường lợi nhuận ngân hàng sẽ ở mức nào.
Cách tính ở trên mới chỉ là ước tính nhanh nhưng cũng phần nào phản ánh được thu nhập thực của các ngân hàng.
Vẫn biết ngân hàng là doanh nghiệp, kinh doanh thì phải có lãi, đảm bảo an toàn cho người gửi tiền nhưng nếu các ông chủ ngân hàng chấp nhận giảm bớt lợi nhuận trước mắt, chỉ 1% thôi, thì có lẽ sẽ giúp nhiều doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận vốn.
Thậm chí nếu họ chấp nhận hạ tiếp lợi nhuận để trích lập dự phỏng rủi ro tín dụng đầy đủ thì chắc chắn các doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả còn có thể tiếp cận lãi suất thấp hơn.
Còn các doanh nghiệp cũng phải nhìn lại chính bản thân mình vì hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đều kinh doanh với tỷ lệ đòn bẩy rất cao. Từ DNNN có tiềm lực, tài sản nhiều đến doanh nghiệp tư nhân, thậm chí doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp.
Tại báo cáo của bộ Tài chính, tính đến tháng 9.2011, có đến 30/85 (tức 35%) tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần. Đặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần.
Còn tại buổi đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chia sẻ nhận bức thư của doanh nghiệp trẻ, khởi nghiệp với vài chục triệu đồng đã thông qua nhiều cách để vay 3 tỷ đồng nhưng kinh doanh thua lỗ.
“Hiện anh ấy muốn vay thêm 3 tỷ nữa để kinh doanh, nhưng nếu tôi là giám đốc chi nhánh Ngân hàng cũng không dám cho anh này vay thêm bởi quy mô nhỏ, vốn tự có thấp, kế hoạch kinh doanh không rõ ràng ”- Thống đốc thẳng thắn đánh giá.
Phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng ngân hàng, đòn bẩy tài chính cao khi thị trường khó khăn nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng “chết trên đống tài sản dở dang”.
“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, các doanh nghiệp muốn có sự hỗ trợ từ phía ngân hàng thì trước hết phải giải quyết bớt những bất cập, rào cản do chính doanh nghiệp tạo ra.
Mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp là lâu dài, và biết bỏ cái ngắn hạn để được lấy cái lâu dài chắc chắn cả ngân hàng và doanh nghiệp sẽ tăng trưởng bền vững.
Lê Tuấn
Theo TTVN

Sắp chỉnh “khung” cho nợ ngân hàng

Lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước cho biết, thông tư quy định việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro mới dự kiến sẽ ban hành trong tháng 8 này.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật 

Sau hơn hai năm bàn thảo, cuối cùng cơ chế mới có thể cũng sẽ được ban hành. Mốc dự kiến tháng 8/2012 là thực tế, bởi thông tư trên cần bắt nhịp kịp một văn bản khác quy định việc trích lập dự phòng các khoản cho vay trên thị trường liên ngân hàng có hiệu lực từ 1/9 tới (Thông tư số 21/2012/TT-NHNN).


Thông tư mới sẽ thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều ở nội dung này.


Những nội dung chính của dự thảo thông tư mới đã từng được xây dựng, lấy ý kiến từ năm 2010. Đây là khung pháp lý quan trọng, can thiệp đến trục hoạt động chính của các tổ chức tín dụng là cho vay và quản lý nợ. Và suốt hơn hai năm qua đã có nhiều ý kiến góp ý, phản biện khác nhau.


Hiện chưa rõ các nội dung cụ thể cuối cùng của dự thảo thông tư được chốt lại và thông qua. Song, qua những lần tổ chức lấy ý kiến, có thể dự kiến một số điểm cơ bản.


Cụ thể, một nội dung quan trọng của thông tư là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để các tổ chức tín dụng chấm điểm khách vay theo các thứ hạng, qua đó tiến hành phân loại nợ theo 5 nhóm với các cấp độ và tỷ lệ trích lập dự phòng như hiện hành.


Một nội dung khác dự kiến sẽ tác động đến chi phí của các tổ chức tín dụng là yêu cầu về trích lập dự phòng rủi ro đối với một số lĩnh vực trước đây không có, như đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, hay cho vay trên liên ngân hàng…


Việc trích lập trên sẽ làm tăng chi phí các tổ chức tín dụng, làm lợi nhuận giảm nhất định. Song, những ý kiến đóng góp thời gian qua tập trung ở quan điểm. Đơn cử như ở nội dung chuyển các khoản tiền gửi trên liên ngân hàng thành cho vay và buộc phải trích lập dự phòng rủi ro. Một số quan điểm e ngại điều này sẽ hạn chế vai trò và năng lực điều tiết vốn của thị trường liên ngân hàng; ngược lại là quan điểm cho rằng sẽ củng cố và làm lành mạnh hơn thị trường này.


Trong khi đó, ở tỷ lệ trích lập dự phòng, ý kiến đại diện từ khối các ngân hàng nước ngoài trước đây từng cho rằng cần quy định các tỷ lệ trích lập là tối thiểu để tạo linh hoạt trong áp dụng, gắn với sự chủ động trong trích lập cao hơn, mức an toàn cao hơn; hay các yêu cầu trích lập 20% - 50% nợ nhóm 3 và 4 được cho là thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế…


Ở tinh thần chung, thông tư này ra đời được kỳ vọng là sẽ tạo thuận lợi trong việc đánh giá cụ thể khả năng tài chính và trả nợ đối với từng khách hàng; việc đánh giá và xếp hạng khách hàng được thực hiện chính xác hơn để qua đó có biện pháp quản lý chất luợng tín dụng tốt hơn.


Và cũng không loại trừ khả năng, trong bối cảnh nợ xấu ngân hàng tăng mạnh từ đầu năm đến nay, việc áp dụng phân loại theo thông tư mới có thể sẽ tạo thêm áp lực đối với các tổ chức tín dụng, nhưng sẽ cho ra những kết quả sát thực và chặt chẽ hơn.
 

Giá vàng có sóng: Cơ hội kiếm lời

Sau nhiều tuần lình xình, giá vàng thế giới và trong nước từ sáng 26/7 bất ngờ tăng mạnh. Sáng 27/7, giá vàng thế giới tiếp tục tăng thêm hơn 10 USD tiến tới ngưỡng 1.620 USD/ounce. Giao dịch được cải thiện rõ nét và đây được coi là 1 cơ hội đầu tư mới trong bối cảnh các thị trường đều ảm đạm.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật 

Quay đầu tăng mạnh
Sáng 26/7, sau 3 tuần lình xình quanh mức 41,7-41,8 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước bất ngờ trở mình tăng khoảng 200.000-300.000 đồng lên mốc 42 triệu đồng/lượng sau khi vàng thế giới giao sau tăng thêm hơn 30 USD (khoảng 2%) và vàng giao ngay tăng hơn 20 USD/ounce lên trên ngưỡng 1.600 USD/ounce.
 
Ngoại trừ vàng rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục duy trì mức giá thấp nhất trong nước(khoảng 40,4 - 40,7 triệu đồng/lượng), giá các loại vàng khác như SJC, SBS, Phượng Hoàng PNJ-DongABank đều dao động quanh mức 42 triệu đồng/lượng trong ngày 26/7.
 
Giá vàng trong nước sáng 27/7 đã tiếp tục tăng thêm hơn 100.000 đồng/lượng do giá vàng thế giới giao ngay vào đầu giờ sáng đang tăng hơn 11 USD/ounce lên trên mức 1.616 USD/ounce.
 
Vàng trong nước bật tăng trở lại chủ yếu do giá thế giới tăng mạnh trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ tăng quy mô của quỹ giải cứu tài chính cho các quốc gia thuộc khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), trong khi có nhiều thông tin cho thấy Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng đang tìm kiếm các công cụ tiền tệ nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
 
Giá vàng trong nước tăng còn do tỷ giá USD/VND sáng 26/7 tại các ngân hàng đồng loạt tăng thêm 10-20 đồng/USD sau khi tăng 30-45 đồng trong ngày 24/7 ở cả hai chiều mua và bán. Tỷ giá tăng được cho là do giới đầu tư đón đầu lãi suất giảm. Hiện, các ngân hàng đang niêm yết tỷ giá USD/VND phổ biến ở mức 20.840-20.870 (mua vào) và 20.900-20.910 (bán ra). Giá USD tự do khoảng 20.885-20.950. Tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng cho ngày 26/7 đó giữ nguyên tại 20.828 đồng, không đổi suốt từ cuối năm 2011 tới nay.
 
Mặc dù tăng 200.000-300.000 đồng/lượng trong phiên giao dịch ngày 26/7 nhưng mức tăng này là châm hơn mức tăng của giá vàng thế giới. Chính vì vậy, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới được rút ngắn còn 1,4 triệu đồng/lượng thay vì gần 2 triệu đồng/lượng như các ngày trước đó.
 
Giá vàng thế giới dù đã tăng mạnh liên tiếp vài ngày qua nhưng hiện vẫn đang ở trong vùng thấp. Trong suốt 3 tháng qua, vàng chỉ được giao dịch trong khoảng 1.527 - 1.655 USD/ounce, thấp hơn nhiều so với mốc 1.783 USD/ounce hồi đầu năm.
 
Cơ hội đầu tư
Giá vàng tăng mạnh khiến cho không khí giao dịch sôi động hẳn lên so với tình trạng ảm đạm trong mấy tuần trước. Đại diện một số tiệm vàng tại khu vực Trần Nhân Tông, Hà Nội cho biết, số lượng vàng bán ra sáng 26/7 tăng khoảng 20-40% so với các ngày trước đó.
 
Với đa số các nhà đầu tư, sau 1 thời gian yên ắng, việc vàng chuyển động trở lại cho thấy cơ hội đầu tư mặt hàng này đang đến.
 
Thông thường, thị trường vàng thế giới và cả trong nước ít biến động trong mua hè và sôi động bắt đầu từ tháng 8 trở đi cho tới sang đầu năm sau. Bước chuyển biến (cả về giá và giao dịch) trong những ngày cuối tháng 7 vừa qua mang đến những tín hiệu đầu tiên về 1 chu kỳ đầu tư mới với vàng.
 
Trong khoảng thời gian này, giá vàng thường tăng mạnh và xen kẽ cũng có nhiều phiên điều chỉnh nhanh khiến cho vàng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
 
Trong những năm trước đó, vàng thuận 1 chiều đi lên (hơn 10 năm qua) và có những bước bứt phá nhất trong thời gian từ tháng 8-12. Nhưng có lẽ, trong năm nay, vàng có thể sẽ không có những cú tăng giá ngoạn mục.
 
Mặc dù vậy, với mức giá hiện tại khoảng 1.600 USD/ounce, vàng đươc dư báo có cơ hội để tăng mạnh. Nhiều chuyên gia cho rằng, vàng có thể tiếp cận trở lại mốc 1.783 USD/ounce hồi đầu năm và việc mua vào thời điểm này là có thể đang mua ở vùng đáy.
 
Trên thế giới, hiện tại tình hình kinh tế tại nhiều quốc gia thuộc khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu đang rất bê bết. Nhiều khả năng, ECB sẽ buộc phải tăng cường giải cứu cho các quốc gia này thông qua việc bơm tiền cho các quỹ giải cứu tài chính.
 
Trong khi đó, Mỹ vẫn đang nỗ lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh trở lại do vậy những thông tin đầu tiên về khả năng Fed bơm tiền ra nền kinh tế là không loại trừ.
 
Dù vậy, trong ngắn hạn, nhiều nhà chuyên môn cho rằng giá vàng sẽ khó bứt phá lên khỏi một số ngưỡng cản quan trọng như 1.624 USD/ounce do sự suy yếu của giá dầu thô và sự ổn định của đồng USD. Để vàng có thể vượt qua các ngưỡng cản mạnh, thị trường cần những thông tin chính thức từ ECB và Fed. Bên cạnh đó, những thông tin về bất ổn địa chính trị tại một số khu vực cũng có thể là động lực để đưa vàng trở lại tầm cao mới.
 
Đa số các nhà đầu tư đang chờ đợi vàng sẽ điều chỉnh giảm giá trong phiên giao dịch đêm 27/7 sau vài ngày tăng mạnh. Sau cú điều chỉnh (nếu có), thị trường sẽ test lại mức cao vừa đạt được.
 
Tiếp theo mức cản 1.624/ounce, vùng 1.630-1.640USD/ounce cũng là cửa ải khó qua.
Ở chiều ngược lại, một số nhà đầu tư cho rằng vàng sẽ không thể tăng mạnh do Mỹ khó lòng đưa ra gói QE3 trong vài tháng tới. Trợ cấp thất nghiệp của Mỹ giảm gần đây là một trong những dấu hiệu cho thấy điều này.
 
Trong một thông báo phát đi ngày 26/7, các nhà phân tích của ngân hàng UBS nhận xét, vàng đang giao dịch như một tài sản rủi ro, nhưng nhà đầu tư sẽ trở lại coi đó như một tài sản an toàn trong tương lai rất gần.
 
UBS nhận xét, việc Đức, Hà Lan và Luxembourg bị Moody's hạ triển vọng tín dụng ngày 25-7, tức là mức độ an toàn trong trái phiếu của các nước này đã giảm đi một nửa. Điều này cũng có nghĩa nhà đầu tư có ít lựa chọn hơn trong việc đổ tiền vào các tài sản có chất lượng. Một khi các lựa chọn thay thế bị thu hẹp thì vàng sẽ là lựa chọn tối ưu.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Lãi suất vẫn cao

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, sau 2 tuần (từ ngày 15 - 27.7) giảm LS cho vay xuống dưới 15%/năm, đã có 50% khoản vay trên 15%/năm trước đó được giảm xuống dưới 15%/năm.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật


Đó là ý kiến của hầu hết các doanh nghiệp (DN) tại hội nghị “Kết nối ngân hàng - DN tháo gỡ khó khăn thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP.HCM” do UBND TP.HCM và NH Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức vào sáng 28.7.
Theo đại diện Tổng công ty Bến Thành, LS cho vay hiện nay đã giảm nhưng không đáng kể, vẫn trên mức 15%/năm trong khi DN chỉ có thể chấp nhận được LS vay ở mức 12 - 13%/năm.
Ông Nguyễn Trí Kiên - Giám đốc Công ty may túi xách Minh Tiến - nêu hiện trạng thị trường cặp xách học sinh hiện nay đa số là hàng Trung Quốc. Trong mùa tựu trường sắp tới, DN cần khoảng 40 tỉ đồng vốn lưu động nhưng tài sản thế chấp chỉ 6,5 tỉ đồng, DN đề nghị thế chấp hàng hóa nhưng NH không chấp nhận. DN rơi vào luẩn quẩn, đầu mùa vụ không đủ sản phẩm bán ra thị trường. Khi kịp có hàng thì hết mùa vụ dẫn đến tồn kho. Nguyên nhân chủ yếu là NH vẫn cho vay dựa trên tài sản thế chấp mà không phân tích sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN.

Ông Văn Đức Mười - Chủ tịch HĐQT Công ty Vissan - cho rằng NH nên xem xét khoanh nợ đọng của DN lại và cho vay mới để DN tiếp tục sản xuất, tạo sản phẩm có giá thành rẻ. Bên cạnh đó, lãi vay cần tiến đến mức 10%/năm thì DN mới có thể cạnh tranh được. Nêu các vấn đề khó khăn của các DN trong Hội DN cơ khí điện, bà Lã Thị Lan - Chủ tịch Hội DN cơ khí điện - đưa ra thực trạng bế tắc của DN ngành mình. Đó là kinh doanh giảm sút 30%, tài sản thế chấp đang nằm ở các khoản vay cũ. Vì vậy, NH cần có cơ chế cho vay tín chấp; NH tự động điều chỉnh giảm LS xuống dưới 15%/năm thay vì DN phải đi xin. Ông Võ Quốc Thắng - Phó chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam - cũng than thở, từ năm 2010 đến nay, các DN không còn suy nghĩ đến việc tạo ra sản phẩm mới mà cứ xoay xở tìm nguồn trả nợ cho NH. 4 năm qua, với mặt bằng LS 20%/năm đã quét sạch vốn của DN gầy dựng trong 5 năm trước đó. Cùng quan điểm, ông Nguyễn Hoàng Hà - Thường trực Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (có khoảng 9.000 doanh nhân) - thừa nhận mấy năm qua, các DN cứ loay hoay tìm cách trả nợ, đảo nợ.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, sau 2 tuần (từ ngày 15 - 27.7) giảm LS cho vay xuống dưới 15%/năm, đã có 50% khoản vay trên 15%/năm trước đó được giảm xuống dưới 15%/năm. NHNN chỉ kêu gọi, vận động và đề nghị NH thương mại điều chỉnh giảm LS cho khoản vay cũ xuống dưới 15%/năm chứ không ra văn bản nào yêu cầu. Bởi văn bản không có hiệu lực đối với các khoản vay trước đây do hợp đồng vay là hợp đồng kinh tế không mang tính hồi tố. Chính vì vậy, NHNN chỉ kêu gọi các NH tháo gỡ khó khăn cho DN cũng là tháo gỡ khó khăn cho chính bản thân mình. Đối với NH làm tốt, NHNN sẽ có chính sách hỗ trợ, khen thưởng.
Ông Nguyễn Văn Bình thừa nhận, trong 5 năm trở lại đây, chính sách thay đổi liên tục đã “quét sạch” lợi nhuận của DN. Nếu NHNN tung vài trăm ngàn tỉ đồng để cứu DN đang khó khăn hiện nay, làm tăng trưởng “hồng hào” lên không phải không làm được. Thế nhưng những năm sau đó kinh tế lại đối mặt với lạm phát cao.

Lãi suất huy động sẽ còn giảm 1 - 2%/năm
Ông Nguyễn Văn Bình đưa ra kịch bản, trường hợp lạm phát 2012 dưới 7%, LS huy động sẽ xuống 8%/năm. LS huy động giảm tạo điều kiện giảm LS cho vay. Sang quý 1 và 2 năm 2013, kinh tế vĩ mô ổn định (lạm phát ở mức 4 - 6%), lúc đó LS huy động sẽ giảm về 7%/năm. LS cho vay giảm về 10%/năm trong vòng 2 năm, nhanh lắm là vào giữa năm 2013 với điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định.

Theo Thanh Xuân
Thanh niên

Chủ ngân hàng không thể vô can

Những tưởng với lãi suất cho vay cao, các NH phải là những cỗ máy in tiền, ung dung ngồi rung đùi hưởng lợi. Thực tế lại không hoàn toàn như vậy.
Theo một báo cáo mới đây của Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, khoảng 1/3 các ngân hàng thương mại (NHTM) hiện nay đang ở trong tình trạng tài chính nguy kịch, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, có khả năng mất vốn.

Báo lãi to, che nợ lớn
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật

Dẫu trong báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, các NHTM đều khoe lãi khủng, thế nhưng, thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy các ngân hàng đã che giấu ít nhất 50% nợ xấu, theo đó, số nợ xấu hiện vào khoảng 240.000 tỷ đồng, tương đương với 10% tổng dư nợ của các NH TM.

Về lý thuyết, nợ xấu là những khoản nợ có khả năng mất vốn. Với khoảng 10% nợ xấu, coi như hệ thống các NH thương mại có thể phá sản về mặt kỹ thuật. Nhìn qua cái đống nợ xấu ấy, có thể thấy tập trung vào mấy nhóm chính:

Thứ nhất, các khoản cho vay dính đến mấy "ông lớn" của nhà nước như Vinashin, Vinaline, EVN... Mỗi ông này đều có những khoản nợ xấu, ít thì dăm bảy trăm tỷ, lớn thì cả ngàn tỷ, thậm chí như Vinashin, những khoản nợ xấu lên đến cả chục ngàn tỷ. Mà điển hình nhất là Habubank, đến khi đưa ra bàn chuyện sáp nhập thì mới biết nợ xấu đã chiếm gần hết vốn. Trong đó khoản nợ lớn nhất chính cho vay Vinashin.

Thứ hai, những khoản dính đến bất động sản (BĐS) hoặc liên đới đến BĐS. Những khoản này nằm rải rác cả trong khối DN lẫn cá nhân. Với DN thì vay vốn đầu tư vào các dự án, nhưng tiến độ thu hồi vốn không như mong muốn. Một phần khác, vay vốn trá hình dưới dạng tiêu dùng hay kinh doanh nhưng lại đầu tư đúng mục đích mà đổ tiền vào BĐS hay chứng khoán. Khi hai mảng này đông cứng, những khoản nợ này thành đống nợ... thối.

Thứ ba, một phần của khoản nợ xấu là những hợp đồng bảo lãnh nhập thiết bị của các NH với các dự án như xi măng, sắt thép, và các ngành sản xuất khác. Thị trường xấu, các dự án không đi vào hoạt động như mong muốn nên không có khả năng trả nợ. Là người bảo lãnh, các NHTM phải oằn lưng trả thay.

Đành rằng thị trường xấu, số nợ xấu sẽ tăng cao, nhưng ta hãy xem "miếng bánh" nợ xấu này được phân chia thế nào. Theo số liệu của NH NN đến 31/03/2012, khối ngân hàng thương mại nhà nước chiếm tỷ trọng tới 50,5%; nhóm thứ hai là khối thương mại cổ phần với 27,8%; nhóm ngân hàng nước ngoài chiếm 4,2%; nhóm các tổ chức tín dụng khác chiếm 17,5%.

Về lý, tỷ trọng nợ xấu có liên quan đến thị phần tín dụng. Thị phần càng lớn, thì miếng bánh nợ xấu càng lớn. Nhưng xem kỹ hơn một chút, khối các NH TM quốc doanh với thị phần tín dụng chỉ xấp xỉ 40%, nhưng chiếm tới hơn nửa số nợ xấu. Trong khi đó, Với các NH TM cổ phần đứng đầu về thị phần tín dụng với 50,64% nhưng nợ xấu chỉ 27,8%. Với các NH nước ngoài, với 10,7% thị phần tín dụng nhưng nợ xấu chỉ chiếm 4,2%.

Một chuyên gia ngành NH cho rằng: Từ khi mở cửa thị trường tài chính, theo đó là sự ra đời của các NH TM cổ phần, các NH liên doanh... các NH TM quốc doanh bị chảy máu chất xám. Những nhân lực có chất lượng cao đã tìm bến đỗ mới ở các NH TM ngoài khối quốc doanh, với những ưu đãi về chế độ tiền lương. Hơn thế là môi trường làm việc, là cơ hội thăng tiến...

Ép DN, NH hại mình

Không chỉ chảy máu chất xám, khối NH TM nhà nước còn chịu sự xâm nhập của những nguồn nhân lực không kiểm soát nổi chất lượng. Dẫu rằng, với các NH TM cũng ban hành đầy đủ các quy trình tuyển chọn cán bộ với những tiêu chí cao ngất trời, nhưng "trăm cái lý không bằng tý cái tình", nên cái quy luật đã nói ở trên vẫn nghiễm nhiên tồn tại. Với thực tế nguồn nhân lực ấy lại thêm sự chi phối của quan hệ lợi ích khi thẩm định các dự án, các NH thương mại NN đã bị "dính đòn" nhiều hơn khi thị trường có diễn biến xấu.

Về mặt lý thuyết, cán bộ tín dụng NH phải có năng lực phân tích và đánh giá chính xác mức sinh lời của các dự án cũng như phòng ngừa trước được những rủi ro có thể xẩy ra. Cán bộ tín dụng phải có năng lực tư vấn cho các DN về thị trường, về sản phẩm, về khả năng thu hồi cả vốn lẫn lãi... Tuy nhiên, thực tế các cán bộ tín dụng quan tâm nhất là chỉ là tăng dư nợ tín dụng cho đủ chỉ tiêu và thu hồi vốn an toàn để khỏi vướng trách nhiệm.

Một DN vận tải sở hữu trong tay gần trăm đầu xe nhưng vốn tự có chỉ vài chục tỷ, phần còn lại được NH cho vay theo cách mua trả góp. Khi thị trường tốt, hàng tháng có doanh thu, cứ thế trả lãi và một phần gốc đều đặn theo tiến độ cho NH. Khi thị trường xấu, thời hạn trả gốc và lãi đến, nhưng không lo đủ vốn để trả nợ.

Cán bộ tín dụng tư vấn là, "bác xoay tạm đâu đó trả nợ cũ, xong đó, bọn em sẽ cho vay tiếp". Nghe lời, anh mang sổ đỏ ra vay lãi ngày của tín dụng đen. Sau khi trả đủ nợ cho NH, khoản vay mới không được duyệt, trong khi đó những khoản nợ vay nặng lãi cứ lãi mẹ đẻ lãi con, chủ nợ mang đầu gấu đến siết nhà, siết xe. Anh trở thành kẻ trắng tay.

Trong nền kinh tế thị trường, các NHTM chỉ có thể "sống" được khi hoạt động SXKD của DN có hiệu quả và phát triển. Khi thị trường xấu, các DN lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nợ đọng, nợ xấu tăng cao. Nếu các NH thương mại không có sự chia sẻ với các DN, chỉ mong được việc của mình, vô tình họ đang bóp nghẹt nguồn sống lâu dài của chính mình.

Trong bối cảnh u ám của nền kinh tế, khi những dự báo lạc quan nhất cũng chỉ có thể đưa ra con số tăng trưởng GDP xấp xỉ 6%/năm, trong khi đó mấy ông lớn NH vẫn khống chế mức lãi 15%/năm như một sự ban ơn.

Theo một nguồn tin từ VCCI, trong một năm qua, có khoảng 200 ngàn DN thua lỗ, phá sản và ngừng hoạt động. Ngoài những nguyên nhân khách quan về thị trường, trong đó có một phần rất quan trọng từ các NHTM, người được coi là "bà đỡ" cho các dự án sinh lợi. DN hông sống nổi, các NHTM lâm vào khó khăn. Trong cái đống nợ xấu mà các NHTM đang phải gánh, có một phần rất lớn từ chính sách tài chính tiền tệ. Trong đó các ông chủ nhà băng không thể vô can.

Theo Phan Thế Hải

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

12 doanh nghiệp lãi nghìn tỷ trên sàn chứng khoán

Danh sách này bao gồm những tập đoàn vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán đạt lãi trên 1.000 tỷ đồng. Trong đó, GAS là đơn vị lãi 'khủng' nhất với 4.554 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
đạt 5.632 tỷ đồng, trong đó lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối chỉ đạt khoảng 621 tỷ đồng.

“Ông lớn” có mức doanh thu khiêm tốn nhất danh sách là Tập đoàn Vingroup (mã: VIC, HOSE). Báo cáo tình hình kinh doanh tới tháng 6/2012 của VIC cho thấy, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.822 tỷ đồng, dù vậy, con số này cũng tăng rất mạnh so với mức 810,1 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu từ hoạt động tài chính của VIC đạt 668,8 tỷ đồng, trong đó, riêng phần chi phí chiếm gần 397 tỷ đồng.
Về lợi nhuận sau thuế, GAS tiếp tục đứng đầu danh sách với mức cao nhất. Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận gộp của GAS đạt 6.051 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 5.549 tỷ đồng. Sau khoản nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lên tới gần 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của GAS còn 4.554 tỷ đồng, vẫn cao nhất trong số 12 đơn vị lãi “khủng”.
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
VNM cũng báo cáo kết quả kinh doanh khả quan với mức lãi sau thuế quý II/2012 đạt 1.491 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đạt 2.753 tỷ đồng, tăng so với con số 2.090 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Tính đến 30/6, vốn chủ sở hữu của VNM đạt 13.776 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu ước tính 5.561 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần khoảng 1.277 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối gần 5.100 tỷ đồng.
Dù xuất hiện trong danh sách 12 doanh nghiệp lãi “khủng” nhất với mức doanh thu 6 tháng đầu năm trên 2.000 tỷ, PVD vẫn phải “ngậm ngùi” xếp cuối bảng khi lợi nhuận sau thuế chỉ thu về 464,1 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2011. Tính riêng quý II/2012, mức lợi nhuận sau thuế của PVD đã giảm 48% so với quý II/2011. Chi phí quản lý doanh nghiệp là khoản mục tiêu tốn gần như nhiều tiền nhất ở PVD nhất với hơn 222 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp còn lại đều ghi nhận lợi nhuận sau thuế vượt 1.000 tỷ đồng, đây đều là những doanh nghiệp có vốn điều lệ 5.000-7.000 tỷ đồng trở lên. Dù báo cáo tài chính sau kiểm toán chưa công bố nhưng kết quả trên vẫn được xem như cơ sở để tăng niềm tin từ nhà đầu tư đối với doanh nghiệp. 
Ông Trần Đình Cường, Tổng giám đốc Công ty kiểm toán Ernst & Young tại Việt Nam cũng chia sẻ: “Hiện nay, các doanh nghiệp lớn rất chú trọng tới thực trạng sức khỏe công ty, họ cũng thường chủ động và tự bảo đảm độ chính xác trong việc công bố thông tin. Các nhà đầu tư có thể dựa vào những báo cáo tài chính này để tham khảo và nhận định.”

SHB đoạt giải báo cáo thường niên tốt nhất 2012

SHB đoạt giải báo cáo thường niên tốt nhất 2012

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa được nằm trong top 30 doanh nghiệp đạt giải "Báo cáo thường niên tốt nhất năm 2012". Đây là lần thứ hai SHB đoạt giải thưởng uy tín này.

>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Việc đạt giải thưởng này là minh chứng rõ nét khẳng định sự minh bạch trong công tác quản trị điều hành và hoạt động kinh doanh của SHB. Đó cũng chính là tôn chỉ hoạt động xuyên suốt mà SHB luôn hướng tới trong quá trình hoạt động, vì mục tiêu phát triển an toàn, bền vững. Tham gia giải thưởng uy tín này, SHB đã khẳng định trách nhiệm với nhà đầu tư, cổ đông và khách hàng trong việc minh bạch hóa thông tin, góp phần củng cố niềm tin cho nhà đầu tư, đồng thời giúp SHB thành công trong việc nhận được sự ủng hộ từ cổ đông, thông qua đề án nhận sáp nhập một tổ chức tín dụng khác trong kỳ đại hội cổ đông vừa qua.
Đây là giải thưởng hàng năm do Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và báo Đầu tư Chứng khoán phối hợp tổ chức nhằm biểu dương các doanh nghiệp có báo cáo thường niên tuân thủ các chuẩn mực về công bố thông tin, do Bộ Tài chính quy định. Giải thưởng nhằm mang lại giá trị thông tin cao, cung cấp cho các nhà đầu tư, cổ đông số liệu chính xác, đầy đủ, minh bạch về tình hình hoạt động kinh doanh; quản trị các hoạt động tài chính, khả năng phân tích, dự báo rủi ro, xu thế triển vọng của doanh nghiệp, cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc thực hiện báo cáo thường niên.
Năm 2012, SHB đã gặt hái được nhiều thành công, đạt nhiều giải thưởng uy tín trong và ngoài nước như: thương hiệu mạnh Việt Nam, nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam, Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc… và sắp tới đây sẽ nhận giải "Thương hiệu nổi tiếng Asean" vào cuối tháng 7 tại Lào. Bên cạnh những thành tích đã được ghi nhận, SHB sẽ tiếp tục phát huy lợi thế, tận dụng thời cơ, nỗ lực hoạt động để viết tiếp những trang thành công mới, xứng đáng đứng trong top 10 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.
(Nguồn: SHB)

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Habubank xóa bỏ nợ nần và phát triển bền vững

- Ngân hàng Nhà nước đã có buổi “trần tình” về nợ nần. Trong đó, các con số chính thức đã được đưa ra và giải thích sự sai lệch. Tuy nhiên, giải thích này không thể xóa hết các băn khoản và lo lắng về nợ nần. Thậm chí còn lộ ra những nỗi lo mới về kiểm soát và xử lý nợ nần của các ngân hàng.

BĐS: Không lớn nhất nhưng lo nhất

Theo con số NHNN đưa ra, dư nợ trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) không phải cao nhất. Nhưng điều này không phải là mừng. Bởi lẽ: các dự án BĐS thường có tài sản đảm bảo là các BĐS. Và rất nhiều các khoản vay khác cũng có tài sản đảm bảo là BĐS. Và nói một cách rõ hơn, ở nước ta, đa phần các tài sản đảm bảo là BĐS.

Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, khi rủi ro xảy ra, với việc nắm quá nhiều bất động sản thì các ngân hàng sẽ xử lý ra sao khi mà thị trường BĐS đang đóng băng như hiện nay? Họ sẽ bán các dự án này như thế nào, cho ai trong quá trình xử lý nợ nần? Nếu không bán được BĐS thì nợ nần xử lý sao?

Đấy chưa kể đến, giá BĐS trước đây cao, được định giá cho vay cao, nay giá xuống thấp thì tài sản có còn đủ để đảm bảo cho khoản vay. Hơn nữa, không thể bỏ qua chuyện tiêu cực, khi các nhân viện ngân hàng cố tình định giá sai để cùng người vay trục lợi.

Theo con số của Ngân hàng Nhà nước, tổng giá trị tài sảm đảm bảo so với nợ nần là 134,8%. Nếu tính ra số tuyệt đối, tổng giá trị tài sản đảm bảo các ngân hàng đang nắm giữ sẽ vào khoảng 272,296 tỷ đồng.

Nếu 50% con số này là BĐS nhưng chắc chắn thực tế cao hơn nhiều thì số lượng BĐS mà cả hệ thống ngân hàng đang nắm cũng là con số khổng lồ. Với tốc độ xử lý tài sản đảm bảo như hiện nay, không biết, cả hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, thậm chí huy động cả DATC vào cuộc cũng không biết bao giờ xử lý xuể.

Và cũng không hiểu, nếu một công ty mua bán nợ ra đời thì sẽ dùng biện pháp tài chính gì để xử lý đống BĐS này nếu không dùng tiền mặt?

Vấn đề khác là thành phần bất động sản cũng rất khác nhau: dự án khu nghỉ dưỡng, dự án nhà chung cư, đất ở, đặc biệt là các đất thổ cư, đất cha ông để lại 3-4 đời. Các đất thổ cư, đất cha ông để lại rất dễ vướng phải các vấn đề đạo đức, tình cảm khi mạnh tay xử lý.

Vì thế, tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội” trong xử lý tài sản đảm bảo là câu hỏi không chính thức, nhưng cũng làm cán bộ xử lý nợ biết bao băn khoăn. Đây cũng chính là bài học lớn cho các ngân hàng khi rất “yêu thích” tài sản đảm bảo là bất động sản.

Chưa kể, việc xử lý 15,84% số nợ nần không tài sản đảm bảo, khoảng 31,997 tỷ sẽ không hề đơn giản, thậm chí, “cam go” hơn việc xử lý nợ có tài sản đảm bảo nhiều. Ngoài ra, các con số này đều chốt ở thời điểm 31/03/2012, tức là hết quý I, còn thời điểm hiện tại, giữa tháng 7 năm 2012, tức là bắt đầu sang tận quý III rồi, thì số liệu chắc sẽ còn biến động nhiều.

Giấu nợ nần: Yếu kém của giám sát

Ngân hàng Nhà nước cũng đã phải công nhận có tình trạng giấu nợ nần của các ngân hàng. Việc làm này sẽ dẫn đến các sai lệch của báo cáo tài chính, báo cáo tài chính hợp nhất vì chi phí vận hành sẽ khác nhau do phải trích lập dự phòng rủi ro khác nhau.

Chắc chắn, nếu tỷ lệ nợ nần khoảng 4,6% như các ngân hàng báo cáo thì lợi nhuận của các ngân hàng này sẽ như họ công bố, nhưng tỷ lệ giám sát lên tới hơn 8% thì lợi nhuận sẽ khác hẳn. Việc làm này sẽ gấy “rối” thông tin, và không hiểu, các cơ quan điều hành ngân hàng sẽ căn cứ vào đâu để điều hành?

Vấn đề nữa là việc kiểm toán các báo cáo tài chính. Ở đây, khi đọc các báo cáo kiểm toán đều thấy đại đa phần các kiểm toán viên đồng ý với báo cáo của ngân hàng, rất ít trường hợp phải điều chỉnh. Vậy mà ngân hàng vẫn giấu được nợ. Vì sao?

Thứ nhất, chúng ta nên hiểu rõ hơn về vai trò của kiểm toán báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính của ngân hàng hàng năm được kiểm toán bởi các Công ty Kiểm toán độc lập. Các công ty này không có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ như kiểm toán nhà nước nên có thể bị đơn vị được kiểm toán không cung cấp tài liệu, chứng từ đầy đủ.

Giới kế toán ngân hàng có chiêu “chây ì”, hẹn hò khất lần ngày mai, ngày mai sẽ cung cấp chứng từ để đến khi hết thời gian kiểm toán thì thôi. Theo một nhân viên kế toán có kinh nghiệm thì chiêu này “đơn giản, mà hiệu quả rất cao”. Ngoài ra, khi đọc báo cáo kiểm toán, chúng ta cũng có thể thấy các phần kiểm toán không có ý kiến hoặc ý kiến loại trừ. Ngoài ra, một “bí kíp” được các bên kiểm toán hay dùng là... cách diễn đạt ngôn ngữ đa nghĩa trong các báo cáo kiểm toán để sau này nếu có vấn đề gì, bên kiểm toán có thể giải thích theo nghĩa của họ.

Thứ hai, các ngân hàng đang sử dụng các “xảo thuật” kế toán tài chính để giảm số nợ, chuyển độ nợ nần thành các dạng trái phiếu đầu tư, các khoản phải thu, phải trả...

Vì vậy, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước cần phải mạnh tay thanh tra, kiểm soát các ngân hàng, nhất là trong giai đoạn nhạy cảm như hiện nay. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước cần phải có chế tài xử lý mạnh tay với các hành vi che giấu thông tin, sai sót thông tin liên quan đến tài chính của các ngân hàng để răn đe các hành vi không đẹp của các ngân hàng để đề phòng rủi ro.